Liệu ớt có phải "liều thuốc" mới giúp điều trị ADHD?
Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát
Lưu ý khi điều trị tăng động giảm chú ý với thuốc
Thực phẩm chức năng cho người bị ADHD có thực sự hiệu quả?
Thận trọng khi cho trẻ tăng động ăn những thực phẩm này
Cay nồng là hương vị đặc trưng của quả ớt, được tạo thành từ capsaicin. Khi kết hợp cùng acid béo và vitamin C, capsaicin có khả năng “tái tạo” hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó cải thiện các triệu chứng của ADHD thông qua mối liên hệ đặc biệt giữa ruột và não bộ. Theo đó, capsaicin có thể tác động đến nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như serotonin và dopamine, đồng thời giảm bớt căng thẳng oxy hóa và viêm thần kinh - những yếu tố có liên quan mật thiết đến ADHD. Cụ thể, capsaicin có thể mang lại những thay đổi tích cực cho hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi như Akkermansia và Prevotella, đồng thời giảm vi khuẩn có hại như Enterococcus faecalis và Staphylococcus sciuri.
ADHD và chất lượng cuộc sống
ADHD là một trong những chứng rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em, với những biểu hiện đặc trưng như hành vi bốc đồng, thiếu tập trung và hoạt động quá mức. Điều đáng nói là nhiều trẻ em mắc ADHD vẫn phải đối mặt với tình trạng này khi trưởng thành, thậm chí có những người lớn chưa được chẩn đoán. ADHD gây ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ cá nhân và kết quả học tập, đồng thời khiến người lớn mắc bệnh dễ bị buồn ngủ, trầm cảm và lo lắng hơn vào ban ngày.
Hiện nay, nguyên nhân gây ra ADHD vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các yếu tố như tâm lý xã hội, sự phát triển não bộ không điển hình, ảnh hưởng của môi trường và yếu tố di truyền đều được cho là có liên quan đến sự phát triển của chứng rối loạn này. Một số nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột cũng có thể đóng vai trò trong việc gây ra ADHD, thông qua việc tác động đến quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và cấu trúc não bộ. Để điều trị các triệu chứng của ADHD, các bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên những loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, việc nghiên cứu các liệu pháp mới là vô cùng cần thiết để tìm ra những phương pháp thay thế an toàn và hiệu quả hơn cho những người mắc ADHD.
Chế độ ăn uống, hệ vi sinh vật đường ruột và trục não – ruột
Hệ vi sinh vật đường ruột là một hệ thống vô cùng phức tạp và năng động, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Chúng có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa, hệ miễn dịch, sức khỏe tim mạch và cả não bộ. Ở một số nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa ruột và não, được gọi là trục vi khuẩn đường ruột-não (MGBA). Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt.
Một chế độ ăn giàu chất xơ và các vi khuẩn có lợi sẽ giúp làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột, sản xuất ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFA) và các hợp chất có hoạt tính sinh học. Những chất này có tác dụng cải thiện chức năng não, sức khỏe đường tiêu hóa và sức khỏe trao đổi chất. Thông qua cơ chế MGBA, các nhà nghiên cứu tin rằng hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến sự phát triển của các bệnh như động kinh, tự kỷ, Alzheimer và ADHD. Tiêu biểu như việc cấy ghép vi khuẩn đường ruột từ bệnh nhân ADHD sang chuột có thể dẫn đến những thay đổi về cấu trúc ở chất trắng và chất xám của não. Điều này cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột có thể đóng vai trò quan trọng trong các triệu chứng của ADHD.

Capsaicin trong quả ớt có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ trục ruột - não.
Quả ớt và ADHD
Như đã đề cập, capsaicin tạo nên vị cay nồng của ớt có khả năng vượt qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương qua thụ thể TRPV1. Các vùng não như hồi hải mã, vân não và vỏ não, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự chú ý, kiểm soát xung lực và cảm xúc, đều chịu ảnh hưởng bởi capsaicin. Đây là những chức năng thường bị suy giảm ở những người mắc chứng ADHD. Không chỉ dừng lại ở đó, capsaicin còn có khả năng điều chỉnh tính dẻo và truyền synap, chức năng nhận thức và tự thực. Những đặc tính này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng bảo vệ chống lại ung thư, tăng huyết áp, béo phì, đột quỵ, trầm cảm và bệnh tim mạch. Đồng thời, capsaicin còn giúp giảm suy giảm nhận thức và đau đớn, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh và giảm stress oxy hóa.
Một nghiên cứu khác cho thấy capsaicin có thể ảnh hưởng đến chức năng, số lượng và thành phần của vi khuẩn đường ruột. Việc tăng cường tỷ lệ vi khuẩn có lợi như Firmicutes so với Bacteroidetes, tăng khả năng sử dụng serotonin và giảm viêm ruột do capsaicin mang lại có thể có tác động tích cực đến các triệu chứng ADHD. Bên cạnh đó, quả ớt còn chứa nhiều acid béo không bão hòa đa (PUFA), bao gồm omega-3 và omega-6. PUFA omega-3 đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng trí nhớ ở trẻ em mắc ADHD và tăng vi khuẩn sản xuất SCFA trong ruột.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, tiêu thụ quá nhiều capsaicin có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng đường ruột, thậm chí ngộ độc thần kinh. Điều này cho thấy, cần có thêm nhiều nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ trên người để hiểu rõ hơn về tác động của ớt với sức khoẻ và tiềm năng điều trị ADHD.
Bình luận của bạn