Lưu ý khi điều trị tăng động giảm chú ý với thuốc

Phác đồ điều trị bằng thuốc giúp hành vi của người mắc ADHD được kiểm soát một cách hiệu quả hơn

Kefir giúp cải thiện chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ?

Giúp trẻ tăng động quản lý cảm xúc ở tuổi dậy thì

Vai trò của giấc ngủ và vận động với trẻ tăng động giảm chú ý

Dinh dưỡng cho trẻ tăng động giảm chú ý

Các nhóm thuốc dùng để điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là hội chứng về thần kinh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, với các biểu hiện đặc trưng là hành vi bốc đồng và khả năng tập trung kém.

Theo BS. Max Davie – chuyên gia nhi khoa về phát triển thần kinh, người đồng sáng lập quỹ từ thiện ADHD Vương quốc Anh, não bộ người mắc ADHD luôn tìm kiếm các tác nhân kích thích, chuyển động và cảm xúc. Vì vậy, họ gặp khó khăn trong việc ngồi một chỗ, hoặc ngăn não bộ xao lãng.

Hiện nay, một số nhóm thuốc được sử dụng nhằm giúp kiểm soát, hoặc giảm nhẹ một vài triệu chứng ADHD, giúp người mắc hội chứng này bình tĩnh hơn, bớt bốc đồng và cải thiện khả năng tập trung.

2 nhóm thuốc chính gồm:

Thuốc kích thích thần kinh tác động vào hệ thống thần kinh trung ương, giúp thay đổi chức năng dẫn truyền

Thuốc kích thích thần kinh tác động vào hệ thống thần kinh trung ương, giúp thay đổi chức năng dẫn truyền

- Thuốc kích thích thần kinh trung ương (stimulant) hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và norepinephrine. Người mắc ADHD thường có nồng độ 2 chất này ở mức thấp hơn bình thường. Bác sĩ thường sẽ chỉ định bắt đầu với liều lượng thấp và tăng dần tới khi có thể kiểm soát triệu chứng.

- Thuốc không kích thích hoạt động theo nhiều cơ chế khác nhau, như tăng nồng độ chất dẫn truyền noradrenaline giúp người bệnh tập trung và tỉnh táo; Hoặc tác động tới vùng não có chức năng duy trì sự chú ý.

Tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị ADHD

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc điều trị ADHD gồm: Tăng nhịp tim và huyết áp; Chán ăn; Đau đầu; Đau bụng. Nhóm thuốc kích thích thần kinh trung ương có dược lực mạnh nên cần kê đơn phù hợp, đúng liều. Với trẻ em, thuốc có thể gây đau đầu, bồn chồn, cáu bẳn trong vài tuần đầu sử dụng.

Theo BS. Davie, tác dụng phụ trên sẽ cải thiện dần sau 6 tuần. Sau thời gian đó, các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng chán ăn, ngăn ngừa tình trạng sụt cân ở trẻ.

Điều trị ADHD bằng thuốc vẫn cần phối hợp với liệu pháp hành vi/tâm lý để tăng hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp thực hành chánh niệm như thiền định, tập thể dục, nghe podcast… cũng có thể giúp người mắc ADHD làm dịu não bộ.

Theo nghiên cứu của Đại học King’s College London trên tạp chí Khoa học Hành vi (Behavioural Sciences), dành 10 phút đạp xe hoặc tập yoga hatha (tập trung vào các động tác chậm kết nối thể chất – tinh thần) có thể giảm tình trạng bốc đồng ở người trưởng thành mắc ADHD.

 

Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc tăng động giảm chú ý dao động từ 3,2 – 9,3%. Cha mẹ cần đưa trẻ có những dấu hiệu tăng động giảm chú ý đến các chuyên khoa Tâm thần Nhi khám và điều trị sớm để cải thiện kịp thời các chức năng cuộc sống như học tập, vui chơi, các mối quan hệ xã hội.

 
Quỳnh Trang (Theo Telegraph)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh