Quản lý cân nặng = Quản lý đái tháo đường type 2

Khi tăng cân, cơ thể sẽ đề kháng mạnh mẽ hơn với insulin

Uống thuốc đái tháo đường nay đã ổn định đường huyết, có nên ngừng thuốc?

Video: Nguy cơ cắt cụt chân tay ở người đái tháo đường

Video: Cúm - đe dọa người đái tháo đường

Video: 5 lưu ý ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường

Dưới đây là một số lưu ý giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm đi trọng lượng dư thừa để duy trì tốt hơn lượng đường trong máu:

1. Không dùng đồ uống chứa đường

Một trong những điều đầu tiên bệnh nhân nên làm là loại bỏ tất cả các đồ uống có đường từ chế độ dinh dưỡng như soda, nước trái cây, nước chanh, trà ngọt và cà phê sữa. Không dùng đồ uống có đường là người bệnh đã giảm đi ít nhất 500 calorie một ngày, giúp thúc đẩy quá trình giảm cân và hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết tốt hơn.

2. Loại bỏ "thực phẩm màu trắng" từ chế độ ăn uống

Các loại thực phẩm màu trắng như đường trắng, bánh mì trắng, bột mì trắng, khoai tây,… cần phải được loại bỏ ngay ra khỏi danh sách ăn uống hàng ngày của người bệnh. Thay vào đó, người bệnh cần tăng cường các loại ngũ cốc, protein thịt nạc, sữa ít chất béo, cùng nhiều loại trái cây và rau quả tươi.

3. Không bỏ bữa

Bỏ ăn là một cách để cắt giảm lượng calorie nhưng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, thậm chí gây phản tác dụng. Cơn đói cồn cào sẽ kích thích cơ thể bệnh nhân ăn nhiều hơn trong bữa tiếp theo mà có thể ảnh hưởng tới quá trình giảm cân và duy trì ổn định mức đường huyết. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetologia tháng 5/2014., ăn 2 bữa ăn lớn mỗi ngày, bao gồm bữa ăn sáng và ăn trưa có tác dụng giảm cân hiệu quả hơn là ăn cùng một lượng thực phẩm nhưng giàn trải 6 bữa ăn nhỏ trong ngày.

4. Đo khẩu phần ăn

Kiểm soát khẩu phần ăn bằng cách ghi lại lượng gram thực phẩm mà bạn sử dụng. Sau đó, đo lượng đường huyết sau bữa ăn và tùy chỉnh lượng gram phù hợp với mức đường huyết trong những ngày sau.

Kiểm soát khẩu phần ăn bằng cách ghi lại lượng gram thực phẩm mà bạn sử dụng

5. Ăn chậm

Ăn quá nhanh có thể gây ra ăn quá nhiều. Cũng cần chú ý đến loại thực phẩm khi ăn vào và không nên kết hợp các hoạt động khác trong khi bạn đang ăn, chẳng hạn như vừa ăn vừa xem TV, vừa ăn vừa đọc báo,...

6. Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Annals of New York Academy of Sciences chỉ ra rằng, thiếu ngủ cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

7. Tập thể dục

Dành ít nhất 30 phút tập thể dục với các bài tập ở cường độ vừa phải như chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe mỗi ngày. Trong thời gian mới tập luyện, bệnh nhân có thể khởi đầu với thời gian từ 5 - 10 phút mỗi ngày. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục, nên nói chuyện với bác sỹ để có được phương pháp tập luyện an toàn và hiệu quả nhất.

8. Dùng thực phẩm chức năng

Dùng thực phẩm chức năng với thành phần từ các thảo dược sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát mức đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sỹ/dược sỹ trước khi sử dụng và chỉ nên sử dụng các sản phẩm có thương hiệu uy tín.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Thực phẩm chức năng TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra. Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết