Nhiều loại nông sản ngày nay chứa ít dinh dưỡng hơn những loại được trồng cách đây nhiều thập kỷ
Liên Hợp Quốc gia hạn chương trình hành động về dinh dưỡng
Thực đơn món ăn hàng ngày cho cả tuần đầy đủ dinh dưỡng
Vì sao người thừa cân, béo phì nhưng suy dinh dưỡng?
Nhu cầu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mọi độ tuổi
Vì đâu mà giá trị dinh dưỡng của rau củ quả suy giảm?
Lâu nay, người dân luôn được khuyến cáo ăn nhiều rau củ quả để bảo vệ sức khỏe. Ông bà ta cũng có câu tục ngữ “Cơm không rau (như) đau không thuốc”, khẳng định tầm quan trọng của nhóm thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, rau củ mà chúng ta ăn ngày này chưa chắc đã dinh dưỡng như trước kia.
Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (Journal of the American College of Nutrition), hàm lượng 6 chất dinh dưỡng quan trọng trong 43 loại nông sản phổ biến đã sụt giảm so với hàng chục năm trước.
Trong đó, hàm lượng riboflavin (vitamin B2) giảm nhiều nhất (năm 1999, hàm lượng giảm 38% so với những năm 1950). Protein, calci, phospho, sắt và acid ascorbic (hay vitamin C) cũng nhận thấy sự suy giảm có ý nghĩa về mặt thống kê.
Nếu các khuyến cáo trước đây khuyến nghị ăn 5 khẩu phần rau củ quả, ngũ cốc mỗi ngày, hiện tại, bạn phải tăng lên 7-10 khẩu phần mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tương tự như 70 năm trước.
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Thực phẩm (Foods) năm 2024 đã cảnh báo, hiện tượng suy giảm dinh dưỡng trong nông sản là một vấn đề "đáng báo động" và "thách thức lớn đối với sức khỏe của các thế hệ tương lai". Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi ngày càng nhiều người lựa chọn chế độ ăn ưu tiên thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Phương pháp canh tác hiện đại làm tăng năng suất cây trồng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe của đất
Chia sẻ với Yahoo News, TS. Abigail Thiel - chuyên gia khoa học thực phẩm lý giải, một phần nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm về dinh dưỡng là do suy thoái đất. Đất đai bị khai thác quá mức dẫn đến giảm lượng khoáng chất thiết yếu, kết hợp tình trạng ô nhiễm gia tăng khiến cây trồng không thể phát triển tối ưu.
PGS. Nicole Avena - Trường Y Mount Sinai (Mỹ) phân tích thêm, các phương pháp canh tác thâm canh tập trung vào tối đa hóa sản lượng trên diện tích đất nhỏ, sử dụng nhiều phân hóa học có thể làm suy giảm khoáng chất trong đất. Nitro, phospho và sulfur là 3 chất dễ bị hao hụt nhất.
Bên cạnh đó, giống cây trồng hiện được lai tạo tập trung vào năng suất, khả năng kháng sâu bệnh và tốc độ phát triển, chứ không ưu tiên giá trị dinh dưỡng. Cây lớn càng nhanh thì tích lũy càng ít dưỡng chất.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, nồng độ CO2 trong không khí tăng cao làm tăng lượng đường và tinh bột trong rau củ quả, nhưng làm giảm hàm lượng kẽm và sắt.
Ngay cả phương pháp thu hoạch nông sản cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Ví dụ, quá trình vận chuyển và bảo quản có thể phá hủy các vi chất nhạy cảm với nhiệt độ như vitamin C.
Cách tối ưu dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày
Theo nghiên cứu, một số rau củ, cây trồng có nguy cơ suy giảm dinh dưỡng nhiều hơn. Ví dụ, cây ăn quả và các loại củ vốn phát triển chậm hơn, nên có thể ít bị ảnh hưởng hơn. Ngược lại, mức độ suy giảm thường thấy rõ hơn ở các loại cây trồng phát triển nhanh, có năng suất cao như lúa mì, ngô, các loại rau ăn lá như rau cải bó xôi và xà lách.
Ngoài ra, những loại nông sản trải qua nhiều quy trình chế biến, hoặc bảo quản trong thời gian dài trước khi đến tay người tiêu dùng cũng có xu hướng mất đi nhiều dưỡng chất hơn. Tin vui là hàm lượng chất xơ và nước trong rau củ quả không thay đổi nhiều.

Một vài giống cà chua "đời cổ" chưa lai tạo có hình dáng lạ, vị ngon hơn so với giống thương mại
Ngày nay, người tiêu dùng dễ dàng tìm mua được rau củ, ngũ cốc ở dạng khô, tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp ở các chợ dân sinh, siêu thị. Để đảm bảo chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng, bạn nên bổ sung đa dạng rau củ quả vào chế độ ăn. Một vài biện pháp sau giúp bạn lựa chọn nông sản tốt cho sức khỏe:
- Chọn các sản phẩm hữu cơ và giống cây truyền thống (không bị lai tạo, biến đổi gene): Tuy có giá thành đắt đỏ hơn, các loại rau củ này thường giàu dinh dưỡng, có hương vị đậm đà hơn.
- Mua nông sản địa phương, ăn rau củ quả theo mùa: Nông sản càng tươi mới, được trồng gần nơi bạn sống sẽ hạn chế nguy cơ hao phí chất dinh dưỡng trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
- Ủng hộ nông sản của các doanh nghiệp sử dụng phương pháp canh tác bền vững, luân canh, tăng cường đa dạng sinh học, hạn chế phân hóa học…
- Chế biến, bảo quản rau củ quả đúng cách: Các phương pháp như hấp, nấu chín tới, hoặc chế biến salad, ăn hoa quả tươi… giúp giữ lại hàm lượng vitamin tối ưu.
Bình luận của bạn