Liên Hợp Quốc gia hạn chương trình hành động về dinh dưỡng

Dinh dưỡng là vấn đề cốt yếu, cần được quan tâm hàng đầu

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới của Bộ Y tế

Sỏi bùn mật có thể chuyển thành dạng viên không?

Hẹp mạch vành 70%, chưa đặt stent có nguy hiểm không?

Đừng đợi đến 12 giờ đêm mới đi ngủ

Thập kỷ hành động vì dinh dưỡng là gì?

Ra đời năm 2016, “Thập kỷ hành động về dinh dưỡng” là sáng kiến của Liên Hợp Quốc nhằm huy động sự cam kết chính trị và hành động phối hợp giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế, khu vực và đơn vị khác trong việc thực hiện các chính sách, chương trình và đầu tư bền vững về dinh dưỡng.

Mục tiêu chung là chấm dứt mọi hình thức suy dinh dưỡng vào năm 2030, phù hợp với Chương trình Nghị sự 2030. Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, cùng với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (tên tiếng Anh: Sustainable Development Goals – SDGs), là bộ mục tiêu toàn cầu nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới cùng tham gia vào tiến trình xóa đói, giảm nghèo và hướng đến một thế giới hòa bình, thịnh vượng, bình đẳng và bền vững cho tất cả mọi người. 

Nghị quyết vừa được thông qua đã tái khẳng định tầm nhìn xây dựng một thế giới nơi mọi người, ở mọi nơi và ở mọi giai đoạn cuộc đời, đều có thể tiếp cận với chế độ ăn uống đa dạng, an toàn, lành mạnh và có chi phí hợp lý. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, tổ chức và các bên liên quan trong lĩnh vực dinh dưỡng.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture Organization - FAO) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục giữ vai trò điều phối và giám sát việc triển khai, đồng thời báo cáo tiến độ định kỳ 2 năm 1 lần lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong vòng 5 năm tới.

Suy dinh dưỡng không chỉ là "thiếu ăn"!

Một trong những điểm nhấn của nghị quyết lần này là sự thừa nhận rõ ràng về tính phức tạp của suy dinh dưỡng hiện đại. Không chỉ dừng lại ở tình trạng thiếu dinh dưỡng truyền thống, nhiều quốc gia hiện đang phải đối mặt với “gánh nặng kép” - vừa suy dinh dưỡng, vừa gia tăng nhanh chóng các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và béo phì.

Phát biểu sau khi nghị quyết được thông qua, ông Werner Obermeyer, Giám đốc Văn phòng WHO tại Liên Hợp Quốc, nhấn mạnh: “Thế giới hiện đang đi chệch hướng trong nỗ lực chấm dứt đói nghèo và suy dinh dưỡng vào năm 2030. Do đó, việc gia hạn “Thập kỷ hành động về dinh dưỡng” là một bước đi cần thiết và kịp thời. WHO cam kết thực hiện đầy đủ vai trò của mình để hỗ trợ các quốc gia đạt được các mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu.”

Ông Werner Obermeyer cho biết, WHO cam kết thực hiện đầy đủ vai trò của mình để hiện thực hóa mục tiêu

Ông Werner Obermeyer cho biết, WHO cam kết thực hiện đầy đủ vai trò của mình để hiện thực hóa mục tiêu

Để giải quyết hiệu quả tình trạng này, Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia triển khai đồng bộ các chính sách và đầu tư dinh dưỡng tập trung vào 6 lĩnh vực ưu tiên:

- Xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững, đa dạng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng lành mạnh.

- Cải thiện hệ thống y tế, đảm bảo phổ cập các hoạt động dinh dưỡng thiết yếu.

- Mở rộng bảo trợ xã hội và giáo dục dinh dưỡng.

- Tăng cường thương mại và đầu tư hướng đến mục tiêu dinh dưỡng.

- Tạo dựng môi trường sống an toàn, hỗ trợ dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi.

- Tăng cường quản lý và trách nhiệm giải trình về dinh dưỡng ở cấp quốc gia và quốc tế.

Xem toàn văn nghị quyết TẠI ĐÂY.

 
Đào Dung (Theo WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng