- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Rau củ quả là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mùa Hè
6 loại rau củ quả “giải cứu” cơ thể trong mùa hanh khô
Những loại rau củ giúp nam giới cải thiện khả năng sinh lý
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng
Ăn hải sản, ngon nhưng coi chừng mất mạng với đồ lạ
Lựa chọn rau củ quả chính vụ
Với sự phát triển của công nghệ sinh học, rau củ quả có thể phát triển quanh năm, đặc biệt tại hệ thống trang trại có quy trình trồng trọt đảm bảo tiêu chuẩn GAP (Thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt). Tuy nhiên, khi mua rau tại chợ dân sinh, người mua khó có thể truy nguồn gốc và xác định nông sản có tồn dư thuốc trừ sâu, hóa chất hay không.
Vào thời điểm chính vụ, cây trồng thường phát triển dễ dàng hơn và ít cần đến thuốc bảo vệ thực vật hay các hóa chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản. Do đó, người nội trợ nên nhớ kỹ nguyên tắc “mùa nào thức nấy”, ưu tiên rau củ quả mùa Hè để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Dấu hiệu nhận biết rau củ quả sạch bằng mắt thường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số dấu hiệu sau giúp người tiêu dùng tìm được rau củ quả sạch, tươi ngon:
Rau sạch sẽ có kích thước vừa phải, thân và lá không quá dài
Với rau ăn lá và thân: Rau sạch thường có màu nhạt hơn so với những loại rau có sử dụng hóa chất. Do đó, khi chọn mua rau ăn lá (rau ngót, rau cải, rau muống, mồng tơi, xà lách…), bạn nên chọn rau có màu sắc xanh tự nhiên, cành, lá và bẹ không quá to. Rau có nhiều dấu vết của sâu ăn lá sẽ sạch hơn do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước lúc thu hoạch. Rau phun hóa chất có lá rau trông to, xanh mượt và hoàn toàn không thấy hiện tượng lá rau thủng lỗ do sâu ăn.
Với rau ăn ngọn (rau lang, ngọn bí, ngọn su su): Không nên mua những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, cuống mập và ngắn, ít lông tơ, lá màu xanh nhợt.
Với rau ăn củ: Chọn những củ có kích thước nhỏ hoặc vừa phải, khi cầm có cảm giác nặng tay, giòn, chắc.
Giá đỗ: Giá đỗ ủ tự nhiên thường có nhiều rễ, lá mầm trắng, thân không quá mập cũng không quá dài, nhìn không bắt mắt.
Hoa quả: Ưu tiên hoa quả có bao bì, nhãn mác rõ ràng với thông tin của nhà sản xuất, nhà cung cấp. Không nên chọn trái quá lớn mà nên chọn trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ.
Quả họ đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu ván): Không nên chọn những trái có vỏ bóng, ít lông tơ.
Biện pháp sơ chế và làm sạch rau củ quả trước khi chế biến
Rửa dưới vòi nước chảy mạnh là cách làm sạch rau củ quả hiệu quả nhất
Ngay cả khi bạn lựa chọn được nguồn nông sản đảm bảo chất lượng, quá trình vận chuyển và bảo quản không đúng cách có thể khiến rau củ quả nhiễm các vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm như E.coli, salmonella, listeria… Khi đó, bạn cần sơ chế, làm sạch rau củ trước khi chế biến bằng một số phương pháp sau:
- Rửa rau củ quả dưới vòi nước chảy ít nhất 2-3 lần để loại bỏ bụi đất, dị vật, sâu bọ.
- Rửa rau trong nước muối pha loãng hoặc nước dấm pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Dấm trắng có thể hỗ trợ loại bỏ vi sinh vật có trong trái cây và rau. Bạn nên pha loãng dấm trắng với nước theo tỷ lệ 4 phần nước - 1 phần dấm, rồi ngâm rau củ trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước đun sôi để nguội.
- Gọt vỏ trước khi chế biến: Dưa chuột, các loại củ (cà rốt, củ cải, khoai) và trái cây nên được gọt vỏ sạch trước khi ăn.
- Chần rau trước khi chế biến: Một số loại rau có khả năng chịu nhiệt như bông cải xanh, quả họ đậu, rau cần nên được chần qua nước sôi trước khi xào, nấu. Biện pháp này không chỉ giúp rau giữ được màu sắc đẹp mắt, mà còn giúp loại bỏ dư lượng chất bảo vệ thực vật có trong rau.
Bình luận của bạn