Hội chứng múa giật toàn thân: Nguyên nhân và cách điều trị

Người mắc hội chứng múa giật toàn thân có thể dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng

Người cao tuổi bị run tay mỗi khi cầm đồ vật là bệnh gì?

Phải làm sao khi thuốc Parkinson kém đáp ứng?

Bấm huyệt trị run tay nên thực hiện thế nào?

Người bị run tay có nên ăn chân gà không?

Tổng quan về hội chứng múa giật toàn thân

Hội chứng múa giật toàn thân là gì?

Múa giật toàn thân là hội chứng gây ra các chuyển động cơ không tự nguyện, không đều và không thể đoán trước. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới cánh tay, chân và cơ mặt, nhưng phổ biến nhất vẫn là ảnh hưởng tới cả người. Theo đó, người bị múa giật toàn thân thường trông bồn chồn, như đang nhảy múa.

Bản thân hội chứng múa giật toàn thân không phải một tình trạng đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, hội chứng này thường liên quan tới các tình trạng khác (như bệnh Huntington).

Các triệu chứng cảnh báo múa giật toàn thân

Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng múa giật toàn thân là những chuyển động không kiểm soát mà cơ thể thực hiện, bao gồm:

- Các chuyển động cơ không tự chủ: Người bệnh có thể thường xuyên ngọ nguậy, vặn vẹo cơ thể hoặc giật cánh tay, chân và/hoặc các cơ trên khuôn mặt. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách người bệnh đi bộ, nuốt và nói.

- Thay đổi cách cầm nắm: Khi người bệnh đưa tay ra hoặc cố bắt tay ai đó, các ngón tay của họ có thể liên tục co vào, duỗi ra (giống như chuyển động tay khi vắt sữa).  

- Các chuyển động ở lưỡi: Người mắc hội chứng múa giật toàn thân có thể khó kiểm soát chuyển động của lưỡi, khiến lưỡi hay bị đưa ra khỏi miệng theo các hướng khác nhau.

Người bị múa giật toàn thân sẽ thường vặn vẹo cơ thể, ảnh hưởng tới dáng đi của họ

Người bị múa giật toàn thân sẽ thường vặn vẹo cơ thể, ảnh hưởng tới dáng đi của họ

Ngoài các triệu chứng rối loạn vận động trên, trẻ nhỏ cũng có thể được chẩn đoán mắc múa giật toàn thân nếu có triệu chứng đau đầu, co giật (thường liên quan tới tình trạng sốt thấp khớp) và nói lắp.

Triệu chứng múa giật toàn thân có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh căng thẳng quá mức, rối loạn lo âu, do ảnh hưởng của một số bệnh (và thuốc điều trị bệnh) khác.

Rối loạn vận động liên quan tới hội chứng múa giật có thể cảnh báo một số rối loạn thần kinh

Một số dạng rối loạn vận động cụ thể liên quan tới chứng múa giật toàn thân có thể cảnh báo các rối loạn thần kinh tiềm ẩn, cụ thể như sau:

- Múa vờn: Là rối loạn vận động chậm, không đều, bao gồm các chuyển động ngoằn ngoèo, không mục đích và liên tục, thường ảnh hưởng tới tay và chân.

- Múa vung: Là những cử động xoay, vung mạnh một cánh tay hoặc chân với biên độ rộng, nhanh, không mục đích, thường xảy ra khi thức. Múa vung thường chỉ ảnh hưởng tới một bên cơ thể.

Nguyên nhân gây hội chứng múa giật toàn thân

Nguyên nhân

Hoạt động quá mức của hormone dopamine trong vùng não kiểm soát vận động (vùng hạch nền) có thể là nguyên nhân gây hội chứng múa giật toàn thân. Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể gây ra hội chứng này bao gồm:

 

- Các bệnh di truyền như bệnh Huntington.

- Rối loạn vận động như bệnh Parkinson, chứng loạn vận động muộn.

- Do các bệnh tự miễn như lupus, bệnh đa xơ cứng…

- Rối loạn nội tiết hoặc chuyển hóa (như cường giáp).

- Do nhiễm trùng (ví dụ như sốt thấp khớp dẫn tới múa giật Sydenham).

- Đột quỵ.

- Mang thai.

- Do có khối u não gần hạch nền.

- Một số nguyên nhân khác như do ảnh hưởng của thuốc Tây y, ngộ độc khí CO hoặc thủy ngân…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ múa giật toàn thân

- Trong gia đình có người từng mắc bệnh Huntington.

- Đã từng bị sốt thấp khớp, nhiễm trùng hoặc chấn thương vùng đầu khi còn nhỏ.

- Mắc các bệnh tự miễn.

- Trên 40 tuổi.

Biến chứng của hội chứng múa giật toàn thân

- Suy dinh dưỡng do khó nuốt thức ăn/đồ uống.

- Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và cảm xúc.

- Chấn thương do các chuyển động không tự nguyện gây ra.

- Bị xã hội kỳ thị.

Điều trị và chăm sóc cho người bị múa giật toàn thân

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các cử động không tự chủ.

- Điều trị các bệnh nền.

- Kiểm soát căng thẳng.

- Thay đổi chế độ ăn uống, ví dụ như nấu các món mềm và dễ nhai, dễ nuốt hơn.

- Phẫu thuật (phẫu thuật kích thích não sâu hoặc cắt bỏ khối u não).

Vi Bùi (Theo Cleveland Clinic)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh