- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Chế độ ăn tốt sẽ giúp con người khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh tật
Chế độ ăn low-carb giúp giảm lượng đường trong máu ở người bị tiền tiểu đường
Chế độ ăn uống lành mạnh nhất cho năm 2023
Một vài điều bạn nên biết khi theo chế độ ăn Keto
4 lầm tưởng về chế độ Eat-clean
1. Intermittent fasting (Nhịn ăn gián đoạn)
Nhịn ăn gián đoạn là một kế hoạch ăn uống thay phiên giữa khoảng thời gian nhịn đói và thời gian ăn theo một lịch hoặc khung giờ cụ thể. Ví dụ như phương pháp nhịn ăn gián đoạn 16/8 – nhịn ăn 16 giờ một ngày và ăn trong 8 giờ còn lại. Nhờ đó chúng ta sẽ khó ăn được một lượng thức ăn nhiều như bình thường, giảm năng lượng nạp vào, giúp giảm mỡ.
Phương pháp này phù hợp với những người có lối sống bận rộn, khó tự chuẩn bị đồ ăn.
Ưu điểm:
- Không cần bỏ hoặc kiêng bất kỳ món ăn ưa thích nào.
- Giúp việc quản lý bữa ăn trong ngày đơn giản hơn.
- Một số nghiên cứu cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn có tác động tích cực lên hoạt động của insulin – một loại hormone rất quan trọng cho cơ thể, liên quan mật thiết với sự hình thành bệnh đái tháo đường.
- Có thể tăng độ tỉnh táo và tập trung, tránh tình trạng "căng da bụng, chùng da mắt".
Nhược điểm:
- Nhịn ăn trong thời gian dài khiến bạn có thể thấy khó chịu, tâm trạng lên xuống thất thường.
- Nếu có bệnh lý về dạ dày, ruột,... việc nhịn ăn trong mười mấy tiếng liên tục có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Không phù hợp cho mục đích tăng cơ.
- Không khiến cơ thể đốt nhiều năng lượng hơn như lầm tưởng.
2. Ketogenic diet (Chế độ ăn Keto)
Là chế độ ăn giới hạn tinh bột, lấy chất béo làm nguồn năng lượng thay thế. Những món chỉ chứa chất béo và đạm khá khó mà ăn được nhiều nên ta sẽ giảm được lượng thức ăn nạp vào.
Phù hợp với các bệnh nhân được khuyến cáo để chữa bệnh (như động kinh ở trẻ em). Hoặc người có nhu cầu giảm cân nhanh, có thể tự chuẩn bị bữa ăn và chấp nhận những yêu cầu khắt khe của chế độ này.
Ưu điểm:
- Thúc đẩy quá trình đốt mỡ thừa trong thời gian ngắn.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2.
- Giảm sự thèm ăn.
- Cải thiện nồng độ Cholesterol trong máu.
Nhược điểm:
- Giảm phát triển cơ bắp.
- 1-2 tuần đầu tiên khi cơ thể đang thích nghi sẽ có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung.
- Thường xuyên bị đau mỏi cơ bắp, co rút cơ.
- Gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón.
- Vẫn còn những nghi ngờ về tác dụng lâu dài do thiếu các khoáng chất và vitamin chỉ có trong rau, củ, quả.
3. Eat clean (Chế độ ăn Eat clean)
Là chế độ ăn chỉ chọn lựa những thực phẩm chưa qua tinh chế, còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên. Eat clean loại bỏ nhóm thức ăn, thức uống chế biến sẵn và đóng hộp chứa rất nhiều năng lượng, từ đó giảm năng lượng nạp vào hằng ngày.
Phù hợp với tất cả mọi người, chỉ cần áp dụng một vài quy tắc của eat clean cũng đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Ưu điểm:
- Giảm nguy cơ thiếu các nguyên tố vi lượng nhờ lượng rau củ phong phú trong bữa ăn.
- Dễ thực hiện, có thể linh hoạt áp dụng theo nhiều cách.
Nhược điểm:
- Cắt bớt quá nhiều loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn ban đầu có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong giai đoạn đầu áp dụng.
- Dễ bị rối vì có quá nhiều hướng dẫn thực hiện khác nhau.
- Các loại thực phẩm trong chế độ ăn eat clean rất giàu dinh dưỡng và năng lượng, đặc biệt là các loại hạt, dầu,... Nếu ăn quá nhiều, bạn vẫn có thể bị tăng cân.
4. Low-carb (Chế độ ăn Low-carb)
Low-carb là tên gọi chung cho các chế độ ăn có lượng tinh bột thấp. Hạn chế nhóm thức ăn chứa tinh bột sẽ giới hạn lựa chọn thực phẩm, giúp chúng ta giảm bớt năng lượng nạp qua bữa ăn.
Phù hợp với đối tượng khó kiểm soát bản thân trước các loại thức ăn nhiều tinh bột, hoặc cảm thấy mệt mỏi, uể oải mỗi lần ăn nhiều tinh bột.
Ưu điểm:
- Giảm cân rất nhanh, vì cơ thể sẽ sử dụng lượng tinh bột tích lũy (glycogen).
- Phòng tránh và cải thiện các bệnh lý do thừa tinh bột gây ra (tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường)
Nhược điểm:
- Kết quả giảm cân nhanh có thể là do mất nước chứ không phải giảm mỡ. Vì glycogen giữ rất nhiều nước, khi được sử dụng sẽ giải phóng lượng nước dẫn đến số cân giảm.
- Tinh bột là nguồn năng lượng “mặc định” của cơ thể. Nếu để cơ thể “đói” tinh bột quá lâu có thể khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung.
- Cơ thể thiếu một vài vitamin, khoáng chất chỉ có trong các thực phẩm giàu tinh bột.
- Cần quản lý kỹ nếu có bệnh lý về kiểm soát chỉ số đường máu.
5. IIFYM – If It Fit Your Macros (Chế độ ăn kiêng linh hoạt)
Đây là chế độ ăn đi theo tiêu chí linh hoạt, tập trung quản lý lượng chất dinh dưỡng chính, bao gồm tinh bột, đạm và chất béo. Chế độ ăn này giúp quản lý lượng calories mà vẫn có mức độ tự do trong lựa chọn bữa ăn.
Phù hợp với những người muốn giữ cách ăn uống hiện có, chỉ nhắm đến những thay đổi nhỏ trong khẩu phần và trong lựa chọn thực phẩm.
Ưu điểm:
- Đảm bảo một chế độ ăn cân đối, không bị thiếu hụt nhóm chất dinh dưỡng nào.
- Kiểm soát chính xác được lượng calories nạp vào.
Nhược điểm:
- Việc tính toán lượng dinh dưỡng phù hợp và theo dõi bữa ăn hằng ngày có thể sẽ hơi phức tạp, dễ sai sót cho người mới làm quen.
- Liên tục phải theo dõi năng lượng nạp vào cũng có thể tạo ra tâm lý lo lắng khi ăn uống.
Tóm lại
Điểm chung của tất cả những chế độ ăn trên đều là giảm lượng calories nạp vào cơ thể. Các yếu tố như nhóm đồ ăn, thời gian ăn, những cách đặt giới hạn,… chỉ là cách giúp chúng ta đạt được mục tiêu đó dễ dàng nhất. Vì vậy, bạn không cần bắt buộc phải nghiêm ngặt tuân theo một kiểu ăn nào, bạn có thể kết hợp nhiều chế độ ăn, miễn sao bản thân cảm thấy dễ duy trì nhất.
Bình luận của bạn