Stress, căng thẳng làm suy giảm chức năng nhận thức

Có nhiều cách để phòng ngừa stress, làm giảm nguy cơ mất trí nhớ, suy giảm nhận thức

Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Noben Kid Platinum quảng cáo sai phạm

Sommelier Vũ Đức Linh chiến thắng Cuộc thi Tìm kiếm Đại sứ Thương hiệu Vang Abruzzo tại Việt Nam

Thời tiết thay đổi ảnh hưởng gì tới triệu chứng dị ứng?

Căng thẳng có thể gây tổn hại về thể chất cho cơ thể, làm tăng nguy cơ đột quỵ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, phản ứng miễn dịch kém, khiến người bệnh có lối sống thiếu lành mạnh và dễ tìm đến chất gây nghiện như một cách giải tỏa căng thẳng. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên JAMA Network Open.

Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy, ngay cả sau khi bỏ qua những yếu tố rủi ro thể chất này, những người có mức độ căng thẳng cao vẫn có khả năng nhận thức kém hơn 37% so với người bình thường. Những bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ có thể bị căng thẳng vì những thách thức mà căn bệnh này mang lại.

Tiến sĩ Ambar Kulshreshtha, Phó Giáo sư y học dự phòng và dịch tễ học tại Đại học Emory, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, mối liên hệ cũng diễn ra theo chiều ngược lại, nghĩa là cảm giác căng thẳng có thể có tác động xấu đến chức năng nhận thức. Ông cho biết thêm: “Căng thẳng không chỉ làm suy giảm nhận thức của bạn ở thời điểm hiện tại mà còn có thể gây ra những tác động xấu về lâu dài.”

Nghiên cứu mới được thực hiện dựa trên khảo sát lại dữ liệu từ một nghiên cứu dài hạn do liên bang tài trợ nhằm tìm hiểu sự chênh lệch về sức khỏe não bộ, đặc biệt là ở người da đen và những người sống ở các bang thuộc miền Nam được gọi là “vành đai đột quỵ”. Hàng nghìn người tham gia đã được yêu cầu tự đánh giá mức độ căng thẳng và được khảo sát bằng một đánh giá tiêu chuẩn về chức năng nhận thức, với những lần kiểm tra thường xuyên trong hơn một thập kỷ.

 

Tiến sĩ Amy Arnsten, giáo sư khoa học thần kinh tại Trường Y Yale, cho biết, mối quan hệ giữa căng thẳng và chức năng nhận thức là một “vòng luẩn quẩn”. Bà Arnsten cũng nói thêm: “Căng thẳng làm suy giảm các chức năng nhận thức cao hơn của thùy trán, như trí nhớ ngắn hạn. Khi bị căng thẳng kéo dài, chất xám ở thùy trán sẽ thực sự mất đi, ở chính những khu vực liên quan đến việc ức chế phản ứng căng thẳng và những khu vực kiểm soát các kỹ năng nhận thức quan trọng của bạn.”

Trong nghiên cứu mới này, mối liên hệ giữa căng thẳng và chức năng nhận thức là tương tự ở cả người da đen và da trắng. Tuy nhiên những người da đen cho báo cáo về mức độ căng thẳng tổng thể cao hơn.

Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Những người da đen có thể tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố gây căng thẳng mạn tính, chẳng hạn như việc phân biệt đối xử và tiền lương thấp. Nhưng nghiên cứu này cho thấy mức độ căng thẳng cao làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức bất kể chủng tộc.” Nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra rằng người da đen có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn khoảng 50% so với người da trắng và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ khác ở người da đen cũng cao gấp đôi so với người da trắng.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự căng thẳng sẽ gia tăng đều đặn theo độ tuổi, nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và chức năng nhận thức là tương đối nhất quán giữa các lứa tuổi. Những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 45 đến 98 tại thời điểm đánh giá. Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cũng cao hơn đối với những người có tiền sử bệnh trong gia đình, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất khiến bệnh nhân mắc bệnh. Có đến hơn 10 yếu tố đã được xác định là yếu tố mà một người có thể thay đổi để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Tiến sĩ Kulshreshtha, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, căng thẳng nên được coi là một trong những yếu tố nguy cơ, và ông cùng các đồng nghiệp đã kêu gọi mọi người kiểm tra thường xuyên tình trạng căng thẳng của bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe, cũng như có các biện pháp can thiệp với mục tiêu giúp giảm thiểu rủi ro đó.

“Hiện nay, chúng ta gần như không có phương pháp để điều trị chứng mất trí nhớ, trong khi chi phí điều trị thường đắt đỏ. Vì vậy, cách tốt nhất để không mắc chứng mất trí nhớ là phòng ngừa các yếu tố gây bệnh,” Tiến sĩ Kulshreshtha nói.

Minh Anh (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch