Đãng trí có phải sa sút trí tuệ?

Nhiều người chưa hiểu rõ về bệnh sa sút trí tuệ của người cao tuổi

BV Bạch Mai khám, tư vấn miễn phí về bệnh Alzheimer

Xét nghiệm mới giúp phát hiện nguy cơ Alzheimer

Điều trị Alzheimer bằng liệu pháp hồi tưởng

Ông Nguyễn Chinh (65 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Tôi chỉ bị đãng trí, hay quên, vừa nói xong lại quên là chuyện bình thường, có tuổi rồi nên chấp nhận. Tôi không phải bị Alzheimer.”. Cũng giống như ông, bà Kiều Loan (70 tuổi, Bắc Ninh) còn mắng các con khi đưa bà đi khám tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân đội 103: “Bây giờ quên quên nhớ nhớ, đãng trí là chuyện bình thường, có bệnh gì đâu mà đưa vào bệnh viện, khám cũng không ra bệnh được”.

Sự thật, còn rất nhiều người không hiểu rõ, hiểu mơ hồ về bệnh Alzheimer. Trong khi ước tính trên thế giới, tỷ lệ mắc ở người từ 60 tuổi trở lên là 3,9% (khoảng 24 triệu người), cứ sau khoảng 20 năm số người mắc sa sút trí tuệ lại tăng gấp đôi. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở các nước đang phát triển, gấp 3 - 4 lần các nước phát triển.

Tỷ lệ mắc Alzheimer ở người từ 60 tuổi trở lên là 3,9% 

Theo Tiến sỹ Dương Minh Tâm - Trưởng phòng Điều trị các rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, lý do các bệnh nhân thường không nhận biết được thay đổi bệnh lý của mình trong giai đoạn sớm là vì sự phát triển bệnh từ từ nên khó ghi nhận được chính xác về thời gian bị bệnh và tiến triển của bệnh nên bệnh nhân thường duy trì cho đến khi bệnh toàn phát. Trong khi trí nhớ kém đi chính là dấu hiệu sớm nhất của sa sút trí tuệ, sau đó kèm theo là cảm xúc lo lắng và một số phản ứng thay đổi hành vi nhẹ liên quan đến sự thay đổi trí nhớ của mình.

Cũng theo Tiến sỹ Dương Minh Tâm, tiến triển của bệnh thường kéo dài, tuy nhiên với các bệnh nhân được gia đình quan tâm chăm sóc thường được đưa đến bệnh viện khám sau 2 - 3 năm, còn những người ít được quan tâm hơn thì phát hiện bệnh muộn hơn.

Những người có các yếu tố nguy cơ sau dễ bị sa sút trí tuệ:

- Huyết áp: Tăng huyết áp ở tuổi trung niên dễ tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, thậm chí bệnh Alzheimer. Ngược lại ở nhóm tuổi rất già, huyết áp thấp dường như lại báo trước khả năng bị sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

- Béo phì ở tuổi trung niên: Có liên quan đến tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ khi về già. Đái tháo đường gây tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

- Bệnh tim: Bệnh tim mạch thường phối hợp với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

- Bệnh mạch máu não: Nhồi máu não đa ổ, đột quỵ là những yếu tố nguy cơ chính gây sa sút trí tuệ sau đột quỵ.

- Uống rượu: Uống rượu quá mức có thể gây sa sút trí tuệ do rượu và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu.

- Chế độ ăn: Một số nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa chế độ ăn nhiều mỡ bão hòa với tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer...

Khi người thân có những triệu chứng này bạn cần đưa người thân đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để hạn chế sự phát triển của bệnh: Hỏi đi hỏi lại mãi cùng một câu hỏi, thường dựa dẫm vào người khác để quyết định một vấn đề, quên những hoạt động mà trước đó họ thường xuyên làm một cách dễ dàng: Quên cách nấu ăn, đánh răng, rửa mặt, nhầm lẫn về tiền nong..., hoặc bị lạc ở những nơi quen thuộc, để nhầm đồ đạc trong nhà, hoặc có những rối loạn về tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, kích động, đi lang thang...

Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho trí não và kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng có hoạt chất HuperinA được chiết xuất từ cây thạch tùng răng để làm chậm lại và ngăn chặn mức độ tiến triển của bệnh, giúp hỗ trợ phục hồi trí nhớ. Việc hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên sẽ đảm bảo tính an toàn và tránh các tác dụng phụ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Ngọc Hoa H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già