Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Ánh sáng đèn tivi, điện thoại có thể gây béo phì
Ném ngay smartphone trước khi đi ngủ vì những lý do sau đây
Hãy tập thể dục đúng cách để có giấc ngủ ngon
Sớm mắc viễn thị do thường xuyên dùng thiết bị điện tử
Béo phì
Một nghiên cứu năm 2012 của các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy một liên kết quan trọng giữa việc tăng trọng lượng cơ thể và cường độ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng vào ban đêm. Tình trạng tăng cân không bị ảnh hưởng bởi nồng độ melatonin (hormone điều hòa giấc ngủ). Điều này cho thấy có một cơ chế khác ánh sáng có thể gây ra tình trạng béo phì.
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng buổi tối có thể gây béo phì.
Bệnh đái tháo đường
Tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm gián đoạn nhịp sinh học. Nhịp sinh học có ảnh hưởng lớn tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh lượng insulin và quá trình dung nạp glucose trong cơ thể - các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đái tháo đường và tiền đái tháo đường.
Tăng huyết áp
Huyết áp cũng được quy định bởi nhịp sinh học. Huyết áp thường tăng cao vào ban ngày và hạ thấp dần trong suốt cả đêm. Chính vì vậy, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng về đêm, cơ thể bị "đánh lừa" dẫn đến các rối loạn nhịp sinh học, đẩy cao nguy cơ tăng huyết áp.
Để đèn khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Ngoài ra, melatonin được cơ thể sản sinh vào buổi tối cũng có tác dụng hạ huyết áp. Một nghiên cứu được thực hiện trên 116 người trong độ tuổi 18-30: 1 nhóm được cho tiếp xúc với ánh đèn thông thường và 1 nhóm chỉ tiếp xúc với ánh sáng yếu trong vòng 8 tiếng trước khi đi ngủ. Các nhà khoa học đo nồng độ melatonin thường xuyên và nhận thấy nồng độ melatonin ở nhóm 1 bị ức chế đáng kể so với nhóm thứ 2. Khi nhóm thứ 2 được cho tiếp xúc với ánh đèn thường trong quá trình ngủ, các nhà khoa học nhận thấy nồng độ melatonin cũng bị ức chế tới hơn 50%.
Ung thư vú
Một nghiên cứu quốc tế bao gồm 164 quốc gia cho thấy, nguy cơ ung thư vú tăng cao từ 30-50% ở những nước có nhiều người tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể đẩy nhanh sự phát triển của khối u ung thư vú, thậm chí có thể ảnh hưởng tới một số phương pháp điều trị. Nguyên nhân được các nhà khoa học đưa ra là do sự suy giảm nồng độ melatonin và rối loạn nhịp sinh học do tiếp xúc với ánh sáng buổi đêm.
Bệnh tim mạch
Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe, tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối có thể ảnh hưởng tới chất lượng và thời gian ngủ. Cả 2 yếu tố này đều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim.
Thay đổi nồng độ melatonin trong cơ thể có thể làm tăng cao cholesterol và tăng huyết áp, góp phần gây ra các bệnh tim mạch. Ngoài ra, tình trạng béo phì gây ra do rối loạn nhịp sinh học cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
Bình luận của bạn