Tại sao bạn hay bị đau đầu vào buổi chiều?

Nhiều người bị đau đầu vào buổi chiều do lạm dụng rượu bia, cà phê

Video: Hướng dẫn các vị trí bấm huyệt giúp giảm đau đầu

Mẹo đơn giản giúp giảm đau đầu cho dân văn phòng

Đau đầu không rõ nguyên nhân phải làm sao?

5 nguyên nhân khiến dân văn phòng thường xuyên đau đầu

1. Mất nước

Bạn có thể bị đau đầu vào buổi chiều do mất nước. Bạn có thể có một cuộc họp dài, căng thẳng, bạn không nghỉ ăn trưa hoặc bạn uống quá nhiều cà phê nhưng không uống nước.

Khi một người bị mất nước, họ cũng có thể có các triệu chứng khác chẳng hạn như: khô miệng, môi và cổ họng, nước tiểu sẫm màu hoặc đi tiểu ít, chóng mặt, cáu gắt…

2. Căng cơ

Đau đầu do căng cơ là loại đau đầu phổ biến nhất. Chúng xảy ra khi các cơ ở cổ, vai hoặc hàm bị căng, gây ra cơn đau ở đầu.

Đau đầu do căng cơ có xu hướng tiến triển chậm và nặng dần lên trong vài giờ. Bạn có thể bị đau đầu sau nhiều giờ lái xe, ngồi máy tính hoặc ngồi ở tư thế không thoải mái.

Đau đầu do căng cơ không nguy hiểm nhưng có thể kéo dài hàng giờ hoặc nhiều ngày liền. Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng đau đầu giảm bớt khi xoa bóp các cơ bị căng. Nghỉ giải lao thường xuyên, thực hiện các bài tập tại chỗ cũng rất hữu ích.

Căng cơ là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu vào buổi chiều

3. Caffeine

Caffeine có thể là một tác nhân gây đau đầu ở một số người. Caffeine cũng góp phần làm mất nước, một nguyên nhân dẫn đến đau đầu.

Tuy nhiên cà phê đối với một số người lại là giải pháp cho cơn đau đầu của họ. Những người này lại có thể bị đau đầu khi không có đủ lượng caffeine cần thiết.

4. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết có thể kích hoạt cơn đau đầu. Đau đầu do hạ đường huyết có thể đi kèm với mệt mỏi, run rẩy hoặc chóng mặt, đôi khi là ngất xỉu.

5. Rượu bia

Rượu bia có thể là nguyên nhân đằng sau cơn đau đầu. Những người uống rượu bia vào bữa trưa có thể bị đau đầu vào buổi chiều. Cơn đau đầu này có thể rất dữ dội và ảnh hưởng đến phần phía trước của đầu.

Những người nghiện rượu bia có thể bị đau đầu trong nhiều ngày, nhiều tuần sau khi cố gắng cai nghiện.

6. Huyết áp cao

Huyết áp cao thường không gây đau đầu. Tuy nhiên nếu huyết áp tăng trên 180/120mmHg, bạn có thể bị đau đầu.

Đau đầu do tăng huyết áp thường không đi kèm triệu chứng nào khác. Hoặc đôi khi người bệnh có thể xuất hiện các đốm, vùng da đỏ ửng cùng với cảm giác chóng mặt.

7. Mỏi mắt

Làm việc trước màn hình nhiều giờ liên tục có thể gây ra đau đầu

Nhìn màn hình máy tính trong thời gian dài có thể gây ra mỏi mắt và các vấn đề thị lực khác. Chúng cũng có thể gây ra cơn đau đầu khó chịu vào buổi chiều.

Giải pháp cho tình trạng này là đeo kính lọc ánh sáng xanh hoặc kính áp tròng. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các bài tập mắt, nghỉ ngơi, thư giãn đôi mắt của mình.

8. Dị ứng

Dị ứng cũng có thể gây đau đầu. Những người bị dị ứng có thể có các triệu chứng như: hắt hơi nhiều, mất tập trung và mệt mỏi, mắt bị ngứa, cảm giác ốm yếu.

Dị ứng có thể xảy ra khi một người tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng của họ. Đôi khi những tác nhân này đơn giản như là thời tiết, phấn hoa, thức ăn trong bữa trưa hay là mùi nước hoa của đồng nghiệp.

Trịnh Tây H+ (Theo medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp