Có nên ăn chuối đỏ để tăng cường hệ miễn dịch?

Lợi ích sức khỏe của chuối đỏ chưa được nhiều người biết đến

Mách bạn cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

COVID-19: Có nên sử dụng tỏi để tăng cường sức đề kháng?

Trà tầm xuân: Vừa tăng cường sức khỏe, vừa giúp làm đẹp

Dùng nấm linh chi để cải thiện hệ miễn dịch có an toàn?

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, bắt nguồn từ Australia mới du nhập vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây nhưng nhận được rất nhiều sự chú ý bởi vẻ ngoài độc đáo. Chuối đỏ có kích thước nhỏ hơn chuối bình thường một chút. Vỏ chuối có màu đỏ, hơi tím, thịt chuối có màu trắng kem, ăn ngọt cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chuối đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch như thế nào?

Theo nghiên cứu, chuối đỏ rất giàu vitamin C và B6 – 2 chất dinh dưỡng có vai trò nhất định đối với một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trung bình 1 quả chuối đỏ cung cấp hàm lượng vitamin C chiếm 9% RDI (lượng khuyến nghị mỗi ngày) và vitamin B6 là 28% RDI.

Trong đó, vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng bằng cách tăng cường các tế bào của hệ thống miễn dịch. Theo một số nghiên cứu cho thấy ngay cả sự thiếu hụt vitamin C ở mức độ nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp chống lại bệnh tật 

Vitamin B6 trong chuối đỏ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Trên thực tế, thiếu hụt vitamin B6 có thể làm giảm sản xuất tế bào bạch cầu và kháng thể miễn dịch của cơ thể - cả 2 yếu tố đều giúp chống lại nhiễm trùng.

Mặt khác, chuối đỏ rất giàu prebiotics có thể làm giảm đầy hơi, tăng sự đa dạng của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và giảm táo bón. Đồng thời lượng chất xơ dồi dào có trong chuối đỏ có thể thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên, kích thích lợi khuẩn phát triển và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột (IBD). Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.

Lợi ích sức khỏe khác của chuối đỏ

Nhìn chung, bạn có thể tiêu thụ chuối đỏ tương tự như chuối vàng. Nhưng vì ít phổ biến hơn nên nếu không mua được chuối đỏ trên thị trường, bạn có thể tìm mua cây giống về trồng tại nhà.

Hạ huyết áp: Chuối đỏ rất giàu kali và magne – 2 khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây biến chứng tim mạch, não, thận…

Tăng cường thị lực: Chuối đỏ chứa carotenoid – sắc tố mang đến màu đỏ đặc trưng cho thực phẩm. Theo đó, lutein và beta carotene là 2 dạng của carotenoid có trong chuối đỏ có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD), tăng cường sức khỏe mắt, giảm nguy cơ mù lòa.

Phòng bệnh mạn tính: Chuối đỏ rất giàu chất chống oxy hóa mạnh như: Carotenoid, anthocyanins, vitamin C và dopamine. Các chất chống oxy hóa này có khả năng ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do dư thừa gây ra. Quá nhiều gốc tự do trong cơ thể có thể dẫn đến stress oxy hóa, liên quan đến các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư

Đặc biệt, chuối đỏ có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn chuối vàng nên nó có thể kiếm soát đường huyết và mức cholesterol tốt hơn. Người bệnh đái tháo đường có thể bổ sung chuối đỏ vào chế độ ăn uống lành mạnh không quá lo ngại về sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng