- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Bổ sung đủ magne giúp phòng bệnh tim mạch
Kiểm soát huyết áp, phòng bệnh tim mạch bằng trà mạn
Phát hiện khả năng kiểm soát huyết áp, phòng bệnh tim mạch của cây tầm ma
Giảm cholesterol, phòng bệnh tim mạch bằng tảo xoắn
Tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm cân hiệu quả với trà kiều mạch
Mối liên hệ giữa magne và sức khỏe tim mạch?
Magne là thành phần quan trọng trong hoạt động chức năng của tim. Bởi nó liên quan đến quá trình vận chuyển các chất điện giải như calci, kali đến các tế bào. Chất điện giải này tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa chức năng thần kinh và tim.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy, magne có tác dụng làm giảm nhu cầu về oxy của cơ tim trong lúc nghỉ ngơi cũng như lúc tập luyện, giúp tăng cường chức năng tim và phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Tim mạch, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, lượng magne trong huyết thanh thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong đột ngột vì bệnh tim.
Nghiên cứu khác cũng cho thấy, nồng độ magne thấp có liên quan đến rung nhĩ (AFib) – rối loạn nhịp tim xảy ra trong buồng trên của tim (tâm nhĩ).
Magne có ở đâu?
Càng lớn tuổi, mức độ hấp thụ magne của cơ thể cũng giảm đi. Ngoài ra, sự thiếu hụt magne cũng có thể do uống nhiều rượu, suy dinh dưỡng, tiền sản giật, rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng, đái tháo đường hoặc tiêu chảy mạn tính. Đặc biệt, một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc trị trào ngược acid dạ dày - thực quản cũng thúc đẩy quá trình bài tiết magne trong cơ thể.
Magne thấp cũng gây ra bệnh loãng xương
Theo các chuyên gia, khi bạn sử dụng viên uống bổ sung magne không kiểm soát tốt dễ quá liều, gây tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày, thậm chí là tử vong. Thay vào đó, bổ sung magne từ thực phẩm là lựa chọn lý tưởng, bởi cơ thể tự bài tiết lượng magne dư thừa. Một số nguồn magne tự nhiên dồi dào như:
Rau lá xanh
Rau lá xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm magne. 180gr rau bina cung cấp 39% RDI. Rau lá xanh cũng chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị hư hại, giảm nguy cơ ung thư.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… là những thực phẩm giàu magne. Trong 170gr đậu đen chứa 30% RDI. Các loại đậu giàu chất xơ, chỉ số chuyển hóa đường huyết (GI) thấp, có thể kiểm soát cholesterol, đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Chế độ ăn uống giàu magne giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Bơ
Trung bình 1 quả bơ cung cấp 15% RDI. Ăn bơ giúp giảm viêm, kiểm soát nồng độ cholesterol và tạo cảm giác nhanh no.
Các loại hạt
Hầu hết các loại hạt đều giàu magne. Theo nghiên cứu, 28gr hạt bí ngô chứa tới 37% RDI. Bên cạnh đó, hạt lanh cũng được chứng minh là làm giảm cholesterol, ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
Ngũ cốc nguyên hạt
Lúa mì, yến mạch, quinoa… rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 28gr kiều mạch khô cung cấp 16% RDI magne. Trong các nghiên cứu, ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng làm giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chocolate đen
28gr chocolate đen cung cấp 16% RDI mage. Ngoài ra, nó chứa flavanol là những chất chống oxy hóa mạnh, kiểm soát cholesterol xấu (LDL), giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chuối
1 quả chuối lớn cung cấp 9% RDI magne. Ngoài ra, nó còn nổi tiếng với hàm lượng kali cao, có thể làm giảm huyết áp, phòng bệnh tim mạch.
Ngoài ra còn có rất nhiều thực phẩm giàu magne khác như các loại cá béo (cá hồi, cá thu), đậu hũ, quả hạch... Để cung cấp đủ magne cho cơ thể và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, bạn cần ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Bao nhiêu magne là đủ?
Chuyên gia khuyến nghị, nhu cầu magne hàng ngày của mỗi người thuộc theo độ tuổi và giới tính. Cụ thể:
- Nam giới từ 19-30 tuổi là 400mg/ngày, nữ giới cùng tuổi là 310mg/ngày.
- Nam giới trên 31 tuổi 420mg/ngày, nữ giới cùng tuổi là 320mg/ngày.
Bình luận của bạn