Việc chấn thương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sau này và sẽ làm hạn chế việc tập luyện của bạn
Infographic: 4 loại trà nên uống trước khi tập thể dục
3 bài tập có thể thực hiện ngay khi ngồi
Tập thể dục khi thời tiết vào Hè cần lưu ý gì?
Tập thể thao và ăn kiêng, cách nào giúp giảm cân hiệu quả nhất?
Việc chấn thương khi tập gym thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như tập sai kỹ thuật, không khởi động khi tập, tập với mức tạ quá nặng,... Có chấn thương sẽ khiến bạn đau ngay lập tức, có chấn thương từ từ mới xảy ra sau một thời gian. Do đó bạn cần có kiến thức về các loại chấn thương sau:
Chấn thương lưng
Lưng là bộ phận rất dễ bị chấn thương khi tập gym. Lưng và cột sống có trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Vì vậy hầu hết các bài tập đều có tác động tương đối lớn lên bộ phận này. Việc chấn thương lưng xảy ra cũng đến từ các nguyên nhân như tập sai kỹ thuật, không khởi động kỹ trước khi tập. Nếu không chú ý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và bạn luôn cảm thấy đau nhức lưng.
Chấn thương khớp vai
Khi tập gym, đặc biệt là các bài thân trên, khớp vai thường phải thực hiện nhiều động tác và chịu lực tác động từ tạ. Do đó nếu bạn tập mức tạ quá nặng hay sai tư thế sẽ rất dễ gây chấn thương cho vai. Các chấn thương vai thường gặp khi tập gym là: rách sụn viền và bao khớp vai, trật khớp cùng, gãy xương cùng vai, viêm rách gân và chóp xoay.
Chấn thương khớp khuỷu tay
Khớp khuỷu tay là một khớp hoạt dịch kết nối xương cánh tay trên và hai xương cẳng tay nhằm cho phép cẳng tay uốn cong và mở rộng. Tương tự như vai, khớp khuỷu tay cũng tham gia nhiều vào các bài tập thân trên phổ biến như đẩy ghế, kéo dây và tập tạ. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương khuỷu tay khi tập gym thường đến từ hai yếu tố: Tập tạ quá trọng lượng của cơ thể và thói quen khóa khớp khuỷu tay khi nâng tạ.
Chấn thương khớp cổ tay
Cổ tay được cấu tạo từ hai xương của cẳng tay, 8 xương cổ tay và nhiều dây chằng kết nối với nhau. Đây là khớp linh hoạt và dễ bị chấn thương nếu chịu tác động lớn. Khi bị chấn thương, bạn sẽ cảm thấy vùng cổ tay bị sưng tấy, đau nhức, khó cử động. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến bị trật khớp, bong gân, gãy cổ tay hay mắc hội chứng ống cổ tay.
Chấn thương đầu gối
Đối với các bài tập thân dưới như squat, deadlift,... bạn sẽ thường xuyên sử dụng và tác động lên khớp gối. Do đó nếu bạn tập sai kỹ thuật, chụm gối trong lúc tập hay tập luyện với mức tạ nặng sẽ rất dễ dẫn đến chấn thương khớp gối.
Rách cơ
Đây là tình trạng cơ bị kéo căng quá mức gây hư tổn đến cơ, sẽ rất đau khi tác động vào. Khác với căng cơ, rách cơ sẽ nặng hơn, sưng đau nhiều hơn.
Chuột rút
Là tình trạng co thắt một cách đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Nó gây ra cảm giác nhức buốt, co rút tại vị trí cẳng chân, bắp chân, đùi, bàn tay,…Loại chấn thương này thông thường do không khởi động kỹ trước khi tập, vận động mạnh và quá sức.
Cách phòng tránh chấn thương khi tập gym:
Bình luận của bạn