- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Các cách dân gian có giúp trị đái tháo đường hiệu quả?
Một vài loại lá cây giúp trị đái tháo đường hiệu quả
Người bệnh chia sẻ: Kinh nghiệm giảm và ổn định đường huyết sau 5 tuần
Công nghệ giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh đái tháo đường
Những thay đổi nhỏ giúp tạo khác biệt lớn trong phòng ngừa đái tháo đường
Dùng lá dứa
Từ lâu, lá dứa đã được biết tới với công dụng trị nhiều bệnh như viêm phế quản, ho, đau xương khớp và đặc biệt giúp ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường type 2.
Nhiều nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, lá dứa có chứa bromelin, chất diệp lục, các acid hữu cơ và các chất chống oxy hóa (như flavonoids) giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm tổn thương mạch máu, bảo vệ người bệnh đái tháo đường khỏi nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, lá dứa được xác định là một loại nguyên liệu thiên nhiên không độc hại. Do đó, việc sử dụng lá dứa để trị đái tháo đường lâu dài không làm ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng. Người bệnh đái tháo đường có thể pha nước lá dứa uống trong ngày để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Dùng tỏi
Tỏi có tác dụng thúc đẩy sản sinh insulin, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, từ đó làm giảm lượng đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, phytoncide trong tỏi cũng là một chất có khả năng kháng sinh, diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Bạn có thể tự ngâm rượu tỏi bằng cách ngâm 40gr tỏi khô với 100ml rượu nếp (50o) trong 10 ngày, hoặc tới khi rượu chuyển dần từ màu trắng sang vàng là có thể lấy ra uống được. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường không nên uống nhiều rượu tỏi mà chỉ nên uống 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 thìa cà phê. Bạn có thể uống rượu tỏi trong khoảng 20 ngày để kiểm soát lượng đường huyết.
Dùng chuối hột
Theo Đông y, cây chuối hột chứa nhiều thành phần tốt cho người bệnh đái tháo đường, giúp kiểm soát đường huyết tốt.
Đặc biệt, củ và thân cây chuối hột có chứa nhiều chất xơ, có thể giúp người bệnh đái tháo đường no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân, giảm lượng đường huyết, ổn định nồng độ mỡ máu và phòng ngừa biến chứng tim mạch do đái tháo đường. Hàm lượng kali trong củ và thân chuối hột có tác dụng thúc đẩy hoạt động của tế bào, nâng cao sức để kháng và ổn định mức insulin.
Theo dân gian, người bệnh đái tháo đường có thể uống nước ép từ củ hoặc thân cây chuối hột. Bạn cũng có thể chuẩn bị chuối hột khô để sắc lấy nước uống cũng rất tiện.
Dùng vỏ dưa hấu
Theo y học cổ truyền, vỏ dưa hấu có tính mát, vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ, có tác dụng giảm say nắng, giải khát, thanh nhiệt, lợi tiểu và kiểm soát đường huyết.
Theo nhiều nghiên cứu hiện đại, vỏ dưa hấu có chứa nhiều nước, chất xơ, các vitamin, khoáng chất và đặc biệt là acid folic, một chất rất cần thiết để tái tạo máu. Các dưỡng chất trong vỏ dưa hấu còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường tại ruột, giúp duy trì đường huyết trong mức ổn định hơn.
Người bệnh đái tháo đường có thể sắc 30gr vỏ dưa hấu và 30gr bí xanh lấy nước uống hàng ngày trong vòng 1 tháng.
Dùng đậu bắp
Đậu bắp có chứa nhiều chất nhầy, pectin, calci và sắt. Đặc biệt, quả đậu bắp tươi còn chứa các chất như thiamin, acid ascorbic giúp giảm quá trình hấp thụ và đưa glucose vào máu, hạ đường huyết tốt. Hàm lượng chất xơ cao trong đậu bắp còn giúp hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết sau ăn và phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường.
Bạn có thể đem 500gr đậu bắp tươi sắc với 2 lít nước sạch tới khi lượng nước còn một nửa, chắt lấy nước uống trong ngày.
Dùng mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng từ lâu đã được biết đến với khả năng hạ đường huyết nhanh, đồng thời giúp làm giảm mỡ máu và kiểm soát huyết áp cho người bệnh đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong mướp đắng có thể giúp giảm kháng insulin hiệu quả, thúc đẩy sản sinh hormone này trong cơ thể.
Một số nghiên cứu khác cho thấy mướp đắng có thể ức chế hoạt động của enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, từ đó giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường glucose vào máu. Mướp đắng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm và phòng ngừa biến chứng tim mạch do đái tháo đường.
Ngoài việc thêm mướp đắng vào các bữa ăn hàng ngày, bạn có thể kết hợp mướp đắng cùng một số thảo dược khác như lá neem, lá xoài, quế chi, hoàng bá, mạch môn… để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tốt hơn.
Dùng các thảo dược câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn, nhàu
Kết hợp các thảo dược này có thể giúp hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh do đái tháo đường. Từ đó, người bệnh cảm nhận được hiệu quả thuyên giảm các triệu chứng tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, khô ngứa da…
Kết hợp câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn, nhàu còn có thể hỗ trợ hạ đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người bệnh đái tháo đường.
Bạn có thể lấy 200mg câu kỷ tử, 180mg mạch môn, 60mg hoài sơn và 60mg nhàu, cho vào ấm sắc với khoảng 1 lít nước. Sắc đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì dừng lại. Chia thuốc sắc thành 2 phần, uống ngày 2 lần sáng và tối. Nên uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ để cải thiện biến chứng đái tháo đường tốt hơn.
Vi Bùi (Tổng hợp)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:
- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Giảm và ổn định đường huyết.
- Giảm cholesterol máu.
Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn