OCD là một rối loạn sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và các mối quan hệ của người bệnh.
Podcast: Rối loạn tâm thần gia tăng mạnh ở trẻ vị thành niên
Điều trị rối loạn lo âu thế nào, kéo dài bao lâu?
Nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi cũng là một vấn đề sức khỏe tâm thần
Chế độ ăn uống cân bằng tốt cho sức khỏe tâm thần và não bộ
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD - Obsessive-Compulsive Disorder) là một tình trạng sức khỏe tâm thần phức tạp, không chỉ đơn thuần liên quan đến việc "mê sạch sẽ" như nhiều người lầm tưởng.
Đặc trưng của OCD là sự xuất hiện dai dẳng của những ám ảnh (những suy nghĩ, hình ảnh hoặc cảm xúc không mong muốn, gây khó chịu) và hành vi cưỡng chế (những hành động hoặc nghi thức lặp đi lặp lại nhằm giảm bớt lo âu do ám ảnh gây ra).
Một số nỗi ám ảnh phổ biến của người OCD bao gồm: sợ vi khuẩn, sợ sự ô nhiễm, ám ảnh về việc ăn cắp vặt, ám ảnh về tình dục, ám ảnh về sự hoàn hảo, sạch sẽ quá mức, lo sợ bản thân phạm sai lầm, ám ảnh về sự an toàn của bản thân... Sự ám ảnh này có thể đi kèm với tình trạng hoang tưởng, stress, rối loạn lo âu...
Một số hành vi cưỡng chế thường gặp bao gồm: rửa tay thường xuyên, sắp xếp mọi vật gọn gàng theo một trật tự nhất định, không chạm vào những vật ở nơi công cộng vì lo sợ vi khuẩn, liên tục kiểm tra đồ đạc nhằm xác định chúng ở đúng vị trí hoặc đã được khóa chặt, luôn thực hiện một hành động vào một khung giờ nhất định.
Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được biết đầy đủ, nhưng một số giả thuyết cho rằng những yếu tố sau đây có thể dẫn đến việc mắc OCD, bao gồm: Yếu tố di truyền; Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh; Chấn thương hoặc lạm dụng thời thơ ấu; Đặc điểm tính cách (Ví dụ như những người có tính cách quá cầu toàn, cứng nhắc, luôn muốn mọi thứ hoàn hảo dễ mắc OCD hơn);...
Mối liên hệ giữa OCD và việc sạch sẽ
Rất nhiều người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhận thức được ám ảnh và hành vi cưỡng chế của họ là vô lý, nhưng họ không thể thoát khỏi những ám ảnh đeo bám. Chẳng hạn, một người bị ám ảnh bởi vi khuẩn khi chạm vào những đồ vật mà người khác đã chạm vào, vì vậy mà họ phải liên tục rửa tay. Tuy nhiên, việc rửa tay chỉ mang tác dụng giải tỏa tạm thời và không hề vui vẻ đối với họ.
Để phân biệt giữa việc thích dọn dẹp và OCD, hãy lưu ý những điểm sau:
1. Mức độ
Người thích dọn dẹp thường có xu hướng sắp xếp, tổ chức đồ đạc một cách ngăn nắp, nhưng họ vẫn có thể kiểm soát hành vi của mình và không cảm thấy quá mức lo lắng hay bồn chồn nếu không được dọn dẹp. Ngược lại, người mắc OCD thường có những hành vi dọn dẹp mang tính nghi thức, lặp đi lặp lại một cách quá mức, và họ cảm thấy vô cùng lo lắng, thậm chí hoảng sợ nếu không được thực hiện những hành vi này.
2. Tác động
Việc thích dọn dẹp thường không gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến cuộc sống của người đó. Tuy nhiên, OCD có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: Mất thời gian và năng lượng cho các hành vi cưỡng chế; Khó khăn trong học tập, công việc và các mối quan hệ; Trầm cảm, lo âu; Cô lập bản thân;…
3. Suy nghĩ ám ảnh
Người mắc OCD thường xuyên có những suy nghĩ ám ảnh, lặp đi lặp lại về những nỗi sợ hãi, lo lắng nhất định, ví dụ như sợ bẩn, sợ lây nhiễm, sợ sai sót... Những suy nghĩ này khiến họ cảm thấy bồn chồn, khó chịu và thôi thúc họ thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm bớt lo âu.
Cách kiểm soát các triệu chứng của OCD
Để kiểm soát và quản lý hiệu quả các triệu chứng liên quan đến OCD, bạn có thể áp dụng kết hợp các chiến lược sau theo hướng dẫn của chuyên gia:
- Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây, rau xanh, protein nạc, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt.
- Thực hành chánh niệm giúp bạn tập trung vào nhận thức về hiện tại, giảm lo lắng và cải thiện khả năng kiểm soát những suy nghĩ ám ảnh.
- Thực hành thở sâu trong 5-10 phút, tập trung vào hơi thở để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc dồn nén. Bài tập này giúp bạn giữ bình tĩnh ngay cả trong những tình huống căng thẳng.
- Tập thể dục ít nhất 30-40 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng và lo lắng.
- Duy trì giấc ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm để đảm bảo năng lượng và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của OCD.
Bình luận của bạn