Tác dụng phụ cần lưu ý khi cải thiện giấc ngủ với melatonin

Melatonin là lựa chọn của nhiều người khi bị mất ngủ về đêm

Làm thế nào để ngăn ngừa chứng khô mắt?

Hậu quả khó lường do mất ngủ

Thận trọng khi cho trẻ em dùng melatonin cải thiện giấc ngủ

Món ăn nhẹ lành mạnh trước giờ ngủ giúp bạn ngon giấc

Giải pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả không kém melatonin

Melatonin là một hormone do tuyến tùng tiết ra, giúp điều hòa giấc ngủ và nhịp sinh học, đóng một vai trò trong chu kỳ thức ngủ của bạn. Nồng độ melatonin tự nhiên trong máu cao nhất vào ban đêm và giảm dần khi mặt trời mọc.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, bổ sung melatonin tổng hợp dưới dạng thực phẩm bổ sung có thể hữu ích trong cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do lệch múi giờ (jet lag). Dạng thực phẩm chức năng này có thể mua mà không cần kê đơn, đồng thời khá phổ biến trên nền tảng thương mại điện tử.

Tuy nhiên, bất cứ hoạt chất hay thực phẩm bổ sung nào đều có nguy cơ gây ra tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng lúc, đúng liều lượng. Theo BS Hal Alpert, chuyên gia tư vấn từ xa của hệ thống Blue Sleep, trước khi lựa chọn melatonin để cải thiện giấc ngủ, bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ sau: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, ngứa da, gặp ác mộng hoặc có các giấc mơ sống động.

Lạm dụng melatonin liều cao khiến bạn buồn ngủ ngay cả khi không muốn ngủ, ảnh hưởng tới công việc

Lạm dụng melatonin liều cao khiến bạn buồn ngủ ngay cả khi không muốn ngủ, ảnh hưởng tới công việc

Nếu sử dụng ở liều lượng quá cao, melatonin có thể gây ra các triệu chứng: Mất ngủ hồi ứng, bồn chồn, trầm cảm, cảm giác mơ màng kéo dài tới ngày hôm sau… Lạm dụng melatonin lâu dài sẽ làm giảm khả năng sản xuất melatonin tự nhiên trong cơ thể. 

BS Alpert cũng cảnh báo, melatonin có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị khác như thuốc chống động kinh, thuốc ức chế miễn dịch. Phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị rối loạn động kinh, trầm cảm nên tránh dùng melatonin. Thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ chứa melatonin đôi khi làm huyết áp lên xuống thất thường, tăng nguy cơ chảy máu khi dùng thuốc chống đông máu.

Thông thường các chuyên gia khuyến nghị, người mới sử dụng melatonin để cải thiện tình trạng mất ngủ có thể bắt đầu với liều lượng nhỏ nhất (khoảng 0,5-1mg). 

Theo Quỹ Giấc ngủ Mỹ, melatonin mất khoảng 20-40 phút mới bắt đầu có tác dụng, đạt hiệu quả tối đa sau khoảng 1 giờ sau khi uống. Vì vậy, dùng thực phẩm bổ sung melatonin vào đúng hoặc sau giờ ngủ dự kiến sẽ làm xáo trộn chu kỳ thức ngủ tự nhiên của cơ thể, khiến bạn uể oải vào ban ngày. Thay vào đó, nên chủ động uống melatonin vài tiếng trước khi đi ngủ.

“Kẹo ngủ”, thực phẩm bổ sung chứa melatonin không phải là thuốc, nhưng không có nghĩa là có thể sử dụng bất cứ khi nào bạn bị mất ngủ. Trước khi dùng sản phẩm melatonin để cải thiện giấc ngủ cần đọc kỹ hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

 
Quỳnh Trang (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh