Thói quen ngủ có ảnh hưởng tới ung thư vú
Sức khỏe đường ruột ảnh hưởng thế nào tới giấc ngủ?
Một đêm không ngon giấc cũng có thể làm huyết áp tăng chóng mặt
Khoa học chứng minh 3 lầm tưởng về giấc ngủ mà nhiều người mắc phải
Những lời khuyên đơn giản giúp trẻ ngủ đủ giấc
Theo thống kê của nhiều tổ chức y tế uy tín, cứ 7 phụ nữ thì có 1 người mắc ung thư vú ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thức đêm và nguy cơ ung thư vú, giấc ngủ bị gián đoạn, tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm và các yếu tố lối sống khác. Thế nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về tác động tiềm tàng của thói quen ngủ đối với nguy cơ ung thư vú.
Vì vậy, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã kiểm tra xem một số đặc điểm của giấc ngủ có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ phát triển ung thư vú hay không.
Lợi dụng sự ngẫu nhiên hóa Mendel (Mendelian randomization), các nhà khoa học đã phân tích các biến thể di truyền liên quan đến ba đặc điểm giấc ngủ (bao gồm hay thức đây hoặc dậy sớm, thời lượng ngủ và mất ngủ) của 180.216 nữ giới trong nghiên cứu Biobank Anh Quốc và 228.951 nữ giới trong nghiên cứu BCAC. Phân tích thông tin di truyền theo cách này có độ tin cậy rất cao.
Thông qua phân tích nghiên cứu Biobank Anh Quốc, những người có thói quen dậy sớm (còn gọi là “chim sớm”/lark) có liên quan đến nguy cơ ung thư vú thấp hơn một chút (1/100 người) so với những người có thói quen thức đêm (còn gọi là “cú đêm”/owl), trong khi có rất ít bằng chứng cho thấy mối liên quan với thời lượng ngủ và các triệu chứng mất ngủ.
Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh rằng mức độ ảnh hưởng của điều này nhỏ hơn so với các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú khác, chẳng hạn như chỉ số BMI và uống rượu. Do đó, các nhà khoa học cho biết cần phải tiếp tục làm việc để khám phá mối liên quan giữa vấn đề gián đoạn giấc ngủ và ung thư vú là cần thiết.
Dù vậy, nghiên cứu này cũng có ý nghĩa nhất định khi các nhà khoa học khuyến cáo người dân nên chú ý hơn tới thói quen ngủ để cải thiện sức khỏe.
Bình luận của bạn