5 thực phẩm giàu calo, nghèo dinh dưỡng khiến bạn dễ tăng cân

Thực phẩm và đồ uống calo rỗng bao gồm các loại đồ uống có đường và thực phẩm chế biến, siêu chế biến, thức ăn nhanh.

Số lượng calo cần cắt giảm mỗi ngày để giảm cân

5 thực phẩm chứa nhiều calorie nhưng có nhiều lợi ích với sức khỏe

Đi bộ thế nào để kiểm soát cân nặng?

Hướng dẫn đốt cháy calo mà không cần tập thể dục

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh đồng nghĩa với việc bạn không nên ăn những thực phẩm chứa "calo rỗng". Bởi chúng thường có ít giá trị dinh dưỡng nhưng lại cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất béo rắn – đây là một chất béo ở trạng thái rắn và chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa/chất béo chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cấu trúc hóa học của chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng cholesterol xấu LDL và làm giảm lượng cholesterol tốt HDL.

Ngoài ra, thực phẩm calo rỗng cũng cung cấp cho cơ thể bạn nhiều đường bổ sung, khác với đường tự nhiên, đường bổ sung là đường được chúng ta thêm vào thực phẩm để tăng hương vị, kết cấu, thời hạn sử dụng hoặc các đặc tính khác trong quá trình chế biến. Việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường bổ sung có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, ví dụ như gây sâu răng, béo phì, bệnh tim mạch.

Vì vậy, nếu bạn không muốn làm hỏng nỗ lực giảm cân của bản thân thì hãy tránh những thực phẩm và đồ uống “calo rỗng” dưới đây:

Nước giải khát, nước tăng lực và nước uống thể thao

Mặc dù nước ngọt, nước tăng lực và nước giải khát thể thao có hương vị thơm ngon, nhưng chúng chứa nhiều đường và không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho cơ thể (không có chất xơ, không có vitamin, chất khoáng hay dinh dưỡng). Do đó, việc uống những đồ uống có hàm lượng calo rỗng này là cần phải hạn chế. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn trà, nước lọc hoặc những loại nước đã được carbon hóa để không ảnh hưởng đến nỗ lực giảm cân của bạn.

Bánh nướng

Những món ăn ngon miệng như bánh quy, bánh ngọt, bánh rán thường chứa nhiều đường, muối, ngũ cốc tinh chế và chất béo bão hòa làm tắc nghẽn động mạch. Tất cả những thành phần này có thể gây viêm và cản trở quá trình giảm cân của bạn.

Bánh quy là món ăn vặt phổ biến nhưng chúng thường chứa nhiều calo và rất ít chất dinh dưỡng.

Bánh quy là món ăn vặt phổ biến nhưng chúng thường chứa nhiều calo và rất ít chất dinh dưỡng.

Giăm bông, xúc xích và thịt xông khói

Những loại thịt chế biến sẵn này chứa nhiều chất béo bão hòa, thường là nitrat. Những chất này không chỉ làm tắc nghẽn động mạch mà còn tạo ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, dẫn đến việc cản trở quá trình giảm cân của bạn. Nitrat cũng gây tổn thương cho DNA và tạo ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, khiến bạn khó giảm cân hơn.

Thay vào đó, bạn hãy chọn những loại cá béo như cá trích hoặc cá hồi, những loại cá có acid béo omega-3 giúp giảm viêm và giúp nỗ lực giảm cân của bạn trở nên đơn giản hơn.

Khoai tây chiên

Khoai tây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất thế giới. Tuy nhiên sau khi được sơ chế, tẩm ướp gia vị rồi chiên ngập dầu. Chúng sẽ cung cấp lượng calo cao hơn bình thường và có thể gây thừa mỡ, béo phì.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều bởi khi qua chế biến, khoai tây chiên chứa nhiều chất béo và muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong đó, phần lớn chất béo chuyển hóa đến từ dầu chiên sẽ làm tăng cholesterol trong máu dẫn tới nguy cơ đột quỵ cao hơn bình thường.

Nếu bạn vẫn muốn ăn khoai tây, hãy cân nhắc đến món khoai tây nướng nhỏ còn nguyên vỏ. Món ăn này có chất dinh dưỡng thực vật giàu chất chống oxy hóa, giảm viêm và không khiến việc giảm cân trở nên khó khăn.

Một túi khoai tây chiên dài 56 gam chứa khoảng 303 calo và 20 gam chất béo.

Một túi khoai tây chiên dài 56 gam chứa khoảng 303 calo và 20 gam chất béo.

Rượu bia

Rượu bia có hàm lượng calo cao, vì vậy uống quá nhiều rượu bia có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mức đốt cháy và điều này có thể dẫn đến việc tăng cân. Hơn nữa, lượng calo từ rượu bia thường được coi là calo rỗng, vì hầu hết đồ uống có cồn không cung cấp một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất hoặc các chất dinh dưỡng nào cả.

 

Để biết loại thực phẩm nào chứa calo rỗng, bạn cần đọc nhãn dinh dưỡng và tìm các thông tin về đường (sugar), đường bổ sung (added sugar), chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá, lượng natri, và năng lượng.

 
Việt An (Theo Eat This, Not That)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp