Kali có lợi cho sức khỏe tim mạch của phụ nữ

Kali đóng vai trò quan trọng trong điều hòa nhịp tim và huyết áp

Bổ sung kali vào chế độ ăn hàng ngày như thế nào?

5 loại thực phẩm giàu kali giúp đẩy nhanh quá trình giảm cân

Tăng kali máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Người bệnh tăng huyết áp có nên bổ sung kali?

Kali tác động tích cực tới huyết áp ở phụ nữ

Các bệnh về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, khiến gần 18 triệu người tử vong mỗi năm. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch gồm bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, hút thuốc lá và chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn giàu natri (tức muối) được chứng minh làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Một số thực phẩm có hàm lượng muối cao phải kể tới thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.

Một nghiên cứu quy mô lớn trên gần 25.000 người tham gia được đăng tải trên Tạp chí Hiệp hội tim mạch châu Âu chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu kali có thể giảm tác hại của muối với sức khỏe tim mạch ở nữ giới.

Qua kết quả đo huyết áp, hàm lượng natri và kali trong nước tiểu, nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa huyết áp tâm thu và lượng kali trong chế độ ăn. Đặc biệt, với chị em có chế độ ăn nhiều muối, tăng 1gr (tương đương 1.000mg) kali trong thực đơn giúp hạ chỉ số huyết áp tâm thu 2,4mmHg. Tuy nhiên, nghiên cứu này không phát hiện ra tác động rõ rệt của kali với huyết áp ở nam giới.

Bổ sung kali vào chế độ ăn thế nào?

Chị em nên bổ sung thực phẩm giàu kali như trái cây vào thực đơn hàng ngày

Chị em nên bổ sung thực phẩm giàu kali như trái cây vào thực đơn hàng ngày

Giảm muối ăn là chỉ là một trong những khuyến cáo về dinh dưỡng trong phòng ngừa bệnh tim mạch. Từ kết quả của nghiên cứu trên, có thể thấy, chị em phụ nữ còn hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời tăng cường ăn thực phẩm giàu kali.

Kali là một trong những chất điện giải chính cùng với natri tham gia điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Kali đảm bảo cơ bắp hoạt động và co bóp nhịp nhàng, trong đó có cơ tim.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, khẩu phần ăn của người trưởng thành nên cung cấp 3.510mg kali và không quá 2.000mg natri mỗi ngày. Nhu cầu kali tăng cao ở những người trên 45 tuổi, người thường xuyên vận động thể lực như chơi thể thao, tập luyện với cường độ cao.

Để bổ sung kali vào chế độ ăn uống, bạn nên ăn thực phẩm giàu kali như: Chuối, khoai lang, hoa quả sấy khô, các loại hạt họ đậu, quả bơ, hoa atiso. Ngoài trái cây và rau xanh, hải sản cũng là nguồn kali nên có trong bữa ăn hàng ngày.

Nếu cơ thể bạn được chẩn đoán thiếu hụt kali nghiêm trọng, bác sỹ có thể kê đơn thuốc bổ sung kali. Tuy nhiên, việc sử dụng và liều lượng cần được theo dõi và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Những người mắc bệnh thận có nguy cơ gặp phải chứng tăng kali máu, cần thận trọng khi bổ sung vi chất này.

 
Quỳnh Trang (Theo Medical News Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch