Ăn nhiều thực phẩm màu đỏ/các loại rau củ màu đỏ có lợi cho sức khỏe
Dưỡng chất thực vật (phytonutrient) là gì?
Dưỡng chất thực vật - "Dũng sĩ" bảo vệ sức khỏe
Có gì ưu việt trong những "hiệp sỹ màu xanh"?
Giảm đường huyết với rau lang dân dã
1. Củ dền
Củ dền và cả lá của cây chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền có chứa nhiều chất sắt hơn so với rau chân vịt. Chúng cũng chứa rất nhiều calci, magne, đồng, phospho, natri và sắt. Nitrate từ củ dền có thể giúp ích nhiều cho vận động viên thể thao và những bệnh nhân tim mạch, nó giúp cải thiện dòng máu lưu thông, chống các cục máu đông nguy hiểm, ngừa đau tim và đột quỵ.
Lưu ý: Người có tiền sử bị sỏi thận nên hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép. Nước củ dền có thể gây tác hại nếu dùng để pha sữa, do vậy không được dùng nước củ dền để pha sữa.
2. Cà chua
Lưu ý: Lượng acid hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp ăn nhiều cà chua.
3. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa hợp chất capsaicin giúp kiểm soát tốt đái tháo đường và cholesterol. Ớt chuông đỏ rất giàu vitamin C có tính chống oxy hóa cực mạnh, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, viêm xương khớp và hỗ trợ hấp thu chất sắt...
Lưu ý: Ớt chuông đỏ chứa nhiều chất xơ nên nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc bệnh về đường ruột thì hãy hạn chế ăn.
4. Củ cải đỏ
Một bát củ cải đỏ chỉ chứa 18 calorie nhưng lại cung cấp nhiều chất xơ lành mạnh giúp bạn cảm thấy no lâu, ngăn ngừa thèm ăn. Củ cải còn chứa nhiều vitamin C, folate, kali... tốt cho tim mạch, giảm viêm nhiễm, đặc biệt tại các động mạch như chi, thái dương...
Lưu ý: Củ cải đỏ là thực phẩm lành tính, an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn bị phát ban hay xuất hiện các phản ứng dị ứng, hãy ngừng ăn ngay lập tức. Ăn nhiều củ cải có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Chưa có bất kỳ báo cáo nào về các vấn đề liên quan đến mang thai và cho con bú, tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn. Người bị sỏi thận không nên ăn củ cải đỏ.
5. Ớt cay đỏ
Quả ớt chứa nhiều tiền vitamin A, B1, B2, C. Ớt tính nóng, tác dụng tiêu đờm, giải cảm, giảm đau, sát trùng, tốt cho tiêu hóa. Thành phần chất cay của ớt (chất capsaicin) tạo khả năng sinh nhiệt rất lớn, có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo, đốt cháy nhiều calorie hơn ngay sau bữa ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Lưu ý: Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não, tăng huyết áp, viêm phế quản mạn tính đều không nên ăn cay bởi capsaicin trong ớt sẽ làm tuần hoàn máu tăng nhanh, khiến tim đập nhanh hơn. Những người bị bệnh dạ dày, sỏi mật, trĩ, đau mắt đỏ... cũng không nên ăn ớt cay.
6. Rau diếp đỏ lá xoăn
Rau diếp đỏ lá xoăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư và ngăn ngừa lão hóa. Một bát lá rau diếp thái nhỏ cung cấp gần 1/2 nhu cầu vitamin A và vitamin K mỗi ngày.
Lưu ý: Để giữ lại những dưỡng chất quý giá từ rau diếp, hãy ăn sống và lựa chọn thực phẩm hữu cơ.
7. Rau đại hoàng
Đại hoàng cung cấp một lượng lớn calci, kali, vitamin B, C, K, mangan, kali... Đại hoàng cũng chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ như anthocyanin và lycopene, rất tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.
Lưu ý: Thân cây đại hoàng có thể ăn an toàn nhưng lá cây đại hoàng lại chứa anthraquinone glycosid và acid oxalic khá độc với con người.
8. Hành tía
Hành tía chứa organosulfurs, các hợp chất được tìm thấy trong tỏi, tỏi tây và hành tây có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, làm giảm sản xuất cholesterol và hỗ trợ chức năng gan. Allyl sulfide tìm thấy trong hành tía cũng giúp chống lại bệnh ung thư và bệnh tim. Bên cạnh đó, chất xơ trong hành tía còn hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh.
Lưu ý: Không nên ăn nhiều hành tía vì nó chứa oitrosamin, khi vào cơ thể có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và gây hại cho gan.
9. Khoai tây đỏ
Khoai tây đỏ rất giàu kali, vitamin C, thiamin và vitamin B6. Vỏ khoai tây đỏ rất giàu chất xơ có lợi cho đường tiêu hóa.
Lưu ý: Không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm hay bị dập nát.
Bình luận của bạn