- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Trẻ từ 5 dưới 12 tuổi tại Quảng Ninh được tiêm vaccine COVID-19 sáng 14/4 - Ảnh: VTV.vn
MEDTALKS số 2: “Vaccine” cho trẻ về thể chất và tinh thần
Người từng mắc COVID-19 tiêm vaccine vào thời điểm nào?
Vaccine ngừa COVID-19 “made in Vietnam” vẫn đang chờ cấp phép
Hướng dẫn mới chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, tăng hạn dùng vaccine Moderna
Hôm nay, gần 200 học sinh lớp 6 tại Quảng Ninh đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Vaccine được sử dụng là của hãng Moderna, nằm trong số gần một triệu liều do chính phủ Australia hỗ trợ Việt Nam. Theo VnExpress, hết buổi sáng nay, cơ quan y tế chưa ghi nhận trường hợp bất thường nào sau tiêm vaccine. Sau khi tiêm, học sinh được theo dõi sức khỏe trong 60 phút thay vì 30 phút như người lớn.
Dự kiến TP.HCM sẽ khởi động tiêm vaccine COVID-19 vào sáng 16/4 cho học sinh lớp 6 tại quận 1, quận 10, quận 5, quận Tân Phú và quận Phú Nhuận. Các quận, huyện còn lại sẽ đồng loạt triển khai vào ngày 18/4.
Sau khi tiêm ở Quảng Ninh, vaccine sẽ được vận chuyển đến các địa phương khác để tuần tới tiến hành tiêm cho trẻ lớp 6 trên toàn quốc.
Trong các thử nghiệm lâm sàng với trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về an toàn được xác định. Các phản ứng phụ được báo cáo là nhẹ và tương tự như những phản ứng sau khi tiêm vaccine thông thường.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ em sau khi tiêm chủng COVID-19 có thể bao gồm: Đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ, sốt nhẹ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau một vài ngày.
Theo các chuyên gia y tế, người lớn cần hỗ trợ, chăm sóc trẻ sau khi tiêm vaccine 24 giờ trong ngày. Không để trẻ vận động mạnh ít nhất trong ba ngày đầu sau tiêm. Theo dõi sát sức khỏe của trẻ để tránh nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi.
Chia sẻ với VnExpress, BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo 4 mốc thời gian quan trọng để theo dõi trẻ sau tiêm chủng, gồm: 30 phút, 24 giờ, 3 ngày và 28 ngày.
BS Ngãi thông tin thêm, hoạt động thể lực cũng có thể kích thích các phản ứng bất lợi sau tiêm vaccine ở trẻ. Theo ông, nên hoãn các bài tập thể lực như chạy, đá cầu... Các bài tập này có thể tạo ra phản ứng như khó thở, nhịp tim nhanh, khó phân biệt, dễ nhầm lẫn với phản ứng và tai biến sau tiêm chủng.
Cần thông báo ngay cho y tế và đến cơ sở y tế khám nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như:
- Sưng, đỏ, đau, nổi cục… tại chỗ tiêm;
- Có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
- Ở da thấy phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
- Có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội;
- Li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
- Có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
- Có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái…
Về dinh dưỡng, ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên - thành viên Hội Dinh dưỡng lâm sàng TP.HCM khuyến cáo, tùy vào tình trạng của trẻ sau tiêm cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn phù hợp như các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (soup, cháo, sữa…). Cần cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) và đa dạng các loại thực phẩm.
Ngoài ra, trước và sau khi tiêm không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ. Những loại thức ăn này chứa nhiều chất béo bão hòa làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể.
Không nên cho trẻ sử dụng đồ uống chứa caffein như: Trà, cà phê, nước tăng lực… Nguyên nhân là do caffein có thể gây cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bình luận của bạn