Trẻ bị bắt nạt: Hệ lụy khôn lường!

Vấn nạn trẻ bị bắt nạt có thể diễn ra ở bất cứ đâu

Cần làm gì để phòng, chống bạo lực học đường cho con trẻ?

Người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình sẽ được giữ bí mật

Ngô Hoàng Thịnh tái hiện nỗi ám ảnh về bóng đá bạo lực

Bố mẹ bạo lực, con lãnh hậu quả lâu dài

Hiểu về vấn nạn bắt nạt

Bắt nạt có thể hiểu là sự gây hấn, đe dọa bằng lời nói hoặc thể chất lặp đi lặp lại do một hoặc nhiều cá nhân gây ra. Vấn nạn bắt nạt có thể diễn ra ở bất cứ đâu như tại nhà, trường học, trực tuyến hay qua điện thoại.

Các hình thức bắt nạt bao gồm:

- Qua thể chất (ví dụ: như sự tiếp xúc vật lý làm tổn thương ai đó hoặc làm hỏng đồ của họ)

- Qua lời nói (ví dụ: hạ thấp ai đó hay đe dọa gây tổn hại)

- Qua xã hội (ví dụ: tung tin đồn, cô lập ai đó, làm ai đó xấu hổ ở nơi công cộng)

- Qua bạo lực trên mạng (ví dụ: gửi tin nhắn, hình ảnh có hại hay bình luận trên các trang mạng xã hội, như Facebook, Instagram, YouTube, Tik Tok hoặc Snapchat). Dạng bắt nạt này có thể ẩn danh và được đăng trực tuyến ở nơi nhiều người có thể nhìn thấy. 

Vấn nạn bắt nạt có thể ảnh hưởng đến trẻ ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau. Nó gây ra hàng loạt các vấn đề tiêu cực với sức khỏe thể chất, tinh thần. Điển hình như: Trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, đau bụng, đau đầu, tự làm hại bản thân, tự tử, lạm dụng chất gây nghiện, bạo lực….

Cha mẹ làm gì để bảo vệ trẻ?

Để bảo vệ và tạo môi trường an toàn cho trẻ khỏi vấn nạn bắt nạn, cha mẹ cần tiếp cận theo ba cấp độ dưới đây:

Cấp độ 1: Phòng ngừa

- Giáo dục bản thân: Đầu tiên, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về vấn nạn bắt nạt và ảnh hưởng của nó. Sau đó, chia sẻ thông tin này cho con cái cũng như những người xung quanh.

- Nuôi dưỡng sự tôn trọng: Môi trường gia đình được biết đến là nơi khởi đầu, nuôi dạy một đứa trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên xây dựng gia đình luôn coi trọng lòng tốt, tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết và nói không với bạo lực.

- Hỗ trợ các chương trình học đường: Ủng hộ các sáng kiến ​​chống bắt nạt ở trường học của con.

Cấp độ 2: Can thiệp

- Giao tiếp cởi mở: Duy trì giao tiếp cởi mở với con bạn để phát hiện các tình huống, dấu hiệu khi trẻ bị bắt nạt.

- Chia sẻ hành vi bắt nạt: Khuyến khích con chia sẻ hành vi bắt nạt với người lớn đáng tin cậy như giáo viên, cha mẹ, ông bà…

- Đặt ra ranh giới: Cha mẹ nên khuyên con bạn tránh các tương tác trực tuyến khiến mình cảm thấy không thoải mái.

- Nhìn nhận đúng về vấn nạn bắt nạn: Cha mẹ cần giúp con xóa bỏ lầm tưởng rằng bắt nạn là bình thường hoặc là một hành động thông thường không đáng lên tiếng.

Cấp độ 3: Hỗ trợ chuyên môn

- Tìm kiếm sự giúp đỡ: Nếu con bạn có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng hoặc tự làm hại bản thân, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

- Tư vấn cho những trẻ bắt nạt: Cân nhắc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp cho những đứa trẻ bắt nạt người khác.

 
Lê Tuyết (Theo Children's National Hospital)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ