Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 ở trẻ

Phải làm gì khi trẻ bị mất ngủ?

Ngưng đếm cừu, đây là 4 cách hay ho giúp bạn ngủ dễ dàng hơn

10 thói quen sau có thể khiến bạn dễ mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Video: Mất ngủ, khó ngủ, hay tỉnh giấc - Giải quyết thế nào?

Mất ngủ do sốc tâm lý có nên dùng thuốc ngủ không?

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 4.525 trẻ em đa sắc tộc ở độ tuổi từ 9 - 10, tất cả đều sống ở Vương Quốc Anh. Những trẻ này được đo các chỉ số cơ thể, bao gồm: Chiều cao, cân nặng, huyết áp và hiệu năng sinh học (bioimpedance - một cách đo lường cơ thể chống lại như thế nào với dòng điện, cho phép nhìn sâu vào thành phần cơ thể).

Các nhà nghiên cứu cũng đã lấy mẫu máu và kiểm tra tình trạng bệnh đái tháo đường type 2 của trẻ thông qua xét nghiệm glucose huyết thanh. Đông thời, trẻ cũng được kiểm tra thêm mức lipid, insulin và hemoglobin HbA1c.

Như đã biết, insulin là hormone điều hoà đường huyết. Sự mất cân bằng của lipid cơ thể (loại chất béo trong cơ thể) được cho là có sự liên quan đến biến chứng tim mạch ở những người bị đái tháo đường type 2. Bên cạnh đó, bản chất của HbA1c là dạng gắn kết của đường trong máu với hemoglobin của hồng cầu, đời sống hồng cầu trong máu là 120 ngày. Do đó, HbA1c cho biết tình trạng kiểm soát đường huyết trong 3 tháng gần nhất.

Thời gian ngủ được tính bằng cách sử dụng thông tin do trẻ cung cấp. Trẻ cho biết thời điểm chúng đi ngủ và thức dậy trong mỗi ngày phải đi học. Các nhà nghiên cứu xác nhận thông tin này và sử dụng một máy theo dõi giấc ngủ.

Kết quả: Đối với trẻ chỉ ngủ trung bình khoảng 10,5 giờ một đêm, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ với các yếu tố nguy cơ tim mạch; Thời gian ngủ ngắn hơn tỷ lệ thuận với mức độ béo phì của trẻ càng cao; Thời gian ngủ càng thấp thì mức độ insulin, kháng insulin và đường huyết càng cao.

Trên thực tế, chỉ cần ít đi 1 giờ ngủ sẽ làm tăng đáng kể các yếu tố nguy cơ đái tháo đường type, chẳng hạn như đường huyết và kháng insulin.

GS. Owen và các cộng sự cũng cho biết việc tăng thời lượng giấc ngủ bình thường mỗi ngày trong tuần lên 30 phút có thể làm giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) khoảng 0,1kg/m2 và giảm sự đề kháng insulin.

Phần lớn các chuyên gia sức khỏe đều khuyến cáo trẻ em từ 6 - 12 tuổi nên ngủ từ 9 - 12 giờ mỗi đêm để hưởng được những lợi ích lớn nhất cho sức khỏe.

Để trẻ ngủ đủ giấc, phụ huynh hãy khuyên dạy trẻ có những thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt: Ngủ và thức đúng giờ, kể cả ngày cuối tuần và ngày lễ; Tránh xa các sản phẩm có chứa caffeine từ 4 - 6 tiếng trước khi đi ngủ; Không nên xem TV, chơi game, làm bài tập khó, lướt web... sát giờ ngủ; Tránh tranh luận hay thảo luận các vấn đề gây lo âu trước khi đi ngủ.

Đối với những trẻ bị mất ngủ, khó ngủ, phụ huynh tuyệt đối không được sử dụng thuốc an thần cho trẻ. Thay vào đó, trà thảo mộc, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung melatonin và các sản phẩm thảo dược có thể được xem xét để vỗ về giấc ngủ cho trẻ.

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng Goldream giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng:

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ