Trứng vịt lộn từ xưa đến nay vẫn là món ăn bổ dưỡng đối với hầu hết mọi người nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ăn này lại không dành cho trẻ dưới 5 tuổi.
Trứng vịt lộn là con dao hai lưỡi với sức khỏe!
Vịt lộn um bầu – món canh ngọt mát cho ngày đầu thu
Món bổ dưỡng
Trong trứng vịt lộn có chứa 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg calci; 212 gram phospho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…
So với trứng vịt thường, trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng nhiều hơn gấp nhiều lần bởi quá trình phát triển từ trứng thành phôi đã khiến một số chất chuyển hóa thành nhiều chất cần thiết giúp cho quá trình tăng trưởng của phôi tạo nên giá trị dinh dưỡng cho trứng lộn.
Đông y coi trứng lộn là “món ăn – bài thuốc bổ” có công hiệu tư âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau trưởng thành.
Vì sao trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn trứng vịt lộn?
Tuy trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên lạm dụng món ăn này bởi nếu ăn quá nhiều, cơ thể không dung nạp hết các chất có trong trứng sẽ gây quá tải cho bộ máy tiêu hóa, thậm chí sinh bệnh tiêu chảy.
Nhiều gia đình có con nhỏ thấy con còi cọc, chậm phát triển tức tốc mua trứng vịt lộn về bồi bổ cho con. Thậm chí một số gia đình mua đến vài chục quả trứng để tủ lạnh mỗi ngày luộc cho con tẩm bổ dần.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng vitamin A trung bình trong 100gr trứng lộn vào khoảng 1000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300-500mcg. Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vì vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương.
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn vì hàm lượng vitamin A và dinh dưỡng trong trứng vịt lộn quá cao so với nhu cầu của trẻ
Nếu cho trẻ dưới 5 tuổi ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ xảy ra những hậu quả rất nghiêm trọng như:
- Thừa vitamin A: Trong trứng vịt lộn có hàm lượng vitamin A và tiền vitamin A rất cao. Trẻ dưới 5 tuổi chỉ cần ăn 100g trứng vịt lộn đã nạp vào gấp 2 - 3 lần nhu cầu vitamin A của cơ thể trong ngày.
Việc thừa vitamin A sẽ gây ra nhiều tác hại như gây vàng da, bong tróc biểu bì da, ảnh hưởng đến việc hình thành hệ xương ở trẻ.
- Tăng lượng cholesterol trong máu: Cholesterol có trong trứng vịt lộn cần thiết cho quá trình hình thành các tế bào thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ lượng mỡ trong gan, máu tăng cao, gây các bệnh về tim mạch.
Bên cạnh đó, trẻ dưới 5 tuổi do hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn dễ sình bụng, tiêu chảy…Trẻ ăn 1-2 quả một lúc sẽ rất nguy hiểm và gây khó tiêu.
Vì vậy lời khuyên cho các mẹ là đối với bé dưới 5 tuổi khỏe mạnh, bình thường có thể cho bé ăn trứng vịt lộn nhưng chỉ cần cho ăn 100g trứng vịt lộn là đủ nhu cầu vitamin A cho bé trong 1 ngày, còn đối với bé có vấn đề về tiêu hóa thì tuyệt đối không nên ăn món ăn bổ dưỡng này.
Ăn gì tốt ngoài trứng vịt lộn?
Thay vì trứng vịt lộn, các mẹ có thể cho bé ăn các loại trứng thường khác như: trứng gà, trứng vịt, trứng cút cũng rất giàu dinh dưỡng
Ngoài trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng, với những bé dưới 5 tuổi, các mẹ có thể ăn các loại trứng thường khác như: trứng gà, trứng vịt, trứng cút cũng tốt không kém. Cụ thể cách ăn như sau:
- Trẻ từ 6-7 tháng tuổi: Mẹ chỉ nên cho bé ăn một nửa lòng đỏ mỗi lần và không nên cho bé ăn quá 2,3 lần một tuần. Không nên cho bé ăn lòng trắng trứng.
- Trẻ từ 8- 12 tháng tuổi: Bé đã có thể ăn một lòng đỏ trứng gà mỗi bữa. Nhưng mẹ nên lưu ý chỉ nên cho bé ăn 3, 4 lần một tuần thôi nhé!
- Trẻ hơn 1 tuổi đã có thể ăn 3 đến 4 trái trứng mỗi tuần. Tất nhiên bây giờ bé đã có thể ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng trứng rồi.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Nếu bé thích, mẹ có thể cho con ăn trứng mỗi ngày.
Bình luận của bạn