Cứ mỗi dịp Tết, ngộ độc rượu lại là nỗi lo của ngành y tế.
Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc rượu
Nghỉ lễ an toàn, tránh lạm dụng bia rượu
Uống rượu ngày Tết, uống sao cho an toàn?!
Người cao tuổi, tăng huyết áp cần lưu ý gì trong ngày Tết?
Nguyên nhân ngộ độc rượu
Trong những ngày đầu Xuân, khi đến nhà chúc Tết thường mỗi nhà chúc nhau 1 chén rượu. Bên cạnh đó là tâm lí muốn xả hơi những ngày cuối năm cũng khiến người ta thích được tụ tập, ăn uống. Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu gia tăng trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, ngộ độc rượu còn tới từ việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)
Triệu chứng nhận biết ngộ độc rượu
Khi thấy người có biểu hiện nặng, nguy hiểm sau uống rượu cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu khi có các dấu hiệu:
- Co giật, sùi bọt mép.
- Thân nhiệt thấp.
- Mê man, bất tỉnh, không phản ứng khi có người gọi.
- Nói ngọng, tê, yếu chân tay một bên hoặc một bên mặt.
- Khó thở, giọng thở khò khè, ho yếu.
- Thở yếu, nhịp thở, mạch đập không đều.
- Da tím tái, tay chân nhợt nhạt và có dấu hiệu lạnh.
- Không kiểm soát được vệ sinh tại chỗ.
- Hoa mắt, chóng mặt, không thể nhìn rõ xung quanh.
- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.
Xử trí
Cách xử trí ngộ độc rượu khẩn cấp và an toàn nhất chính là gọi ngay đến số điện thoại cấp cứu và đưa người có dấu hiệu ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi thì người thân hoặc người xung quanh cần thực hiện một số cách sơ cứu tạm thời như:
- Giữ bệnh nhân tỉnh táo nhất có thể cho đến khi có y tế cấp cứu.
- Không nên để người bất tỉnh một mình để giúp tránh tình trạng nôn mửa có thể gây nghẹt đường thở. Lúc này có thể đặt bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi. Trường hợp nếu không thể ngồi thì nên đặt người bệnh nằm nghiêng để tránh ngạt thở khi nôn mửa.
- Hô hấp nhân tạo khi có dấu hiệu ngưng thở cho đến khi có hỗ trợ từ y tế chuyên nghiệp. Quan sát các diễn tiến của bệnh nhân để thông tin ngay khi có bác sĩ cấp cứu.
- Giữ người bệnh nằm yên và hạn chế cử động để tránh va đập vào các vật cứng.
- Giữ ấm cơ thể cho người bệnh để tránh hạ thân nhiệt đột ngột gây tử vong
- Ghi nhớ về loại rượu hoặc lấy mẫu loại rượu bệnh nhân đã uống để cung cấp cho bệnh viện. Điều này sẽ giúp các bác sĩ có thể xác định đúng loại ngộ độc để có thể xử trí ngộ độc cấp cứu kịp thời.
Phòng tránh ngộ độc rượu
- Hạn chế uống rượu bia, chỉ uống có điều độ những sản phẩm rượu, bia, đồ uống có cồn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có uy tín trên thị trường và được chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn.
- Tuyệt đối không tiêu thụ các loại rượu, đồ uống có cồn không rõ nguồn gốc và xuất xứ.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn ngâm các loại thảo dược, cây cỏ, động vật khi không biết rõ công dụng, nguồn gốc, các loại rượu chưng cất thủ công. Bởi lẽ những loại rượu này có thể chứa hàm lượng cao độc tố tự nhiên, aldehyde và furfural, những chất có thể gây ngộ độc cấp và mạn tính.
Bình luận của bạn