- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Một số thói quen sinh hoạt, ăn uống có thể cản trở việc mang thai
Căng thẳng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Ăn ít chất xơ khi mang thai làm chậm phát triển trí não của trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi làm móng?
Cẩm nang thai sản đầy đủ nhất dành cho bà bầu
Lạm dụng rượu, thuốc lá và chất kích thích
Các chuyên gia cho rằng, cả người vợ và người chồng đều cần cắt giảm đồ uống có cồn trong quá trình chuẩn bị mang thai. Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống hơn 2 ly rượu/ngày có thể làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ.
Ngoài ra, các chất kích thích và thuốc lá đều có tác hại nghiêm trọng tới số lượng và chất lượng trứng. Tiếp xúc với các chất độc trong khói thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh.
Uống quá nhiều caffeine
Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy cân nhắc liều lượng caffeine trong đồ uống mà bạn sử dụng mỗi ngày. Tuy các Nghiên cứu chưa đưa ra kết luận chính xác về tác động của caffeine đến sức khỏe thai kỳ, bạn không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày.
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Chế độ dinh dưỡng với nhiều thức ăn nhanh và các món chiên dầu mỡ có thể khiến các cặp đôi mất nhiều thời gian hơn mới thụ thai thành công. Thay vào đó, phụ nữ nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein ít béo. Các nguồn chất béo lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa như quả bơ, dầu olive cũng có lợi với sức khỏe sinh sản.
Ăn kiêng kham khổ
Trong quá trình chuẩn bị mang thai, chị em không nên ăn kiêng, cắt giảm calorie quá mức. Cơ thể cần ít nhất 2.000 calorie mỗi ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng như khả năng sinh sản. Tốt hơn hết, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với mức độ vận động.
Lười vận động hoặc tập thể dục quá mức
Thói quen chăm chỉ vận động giúp bạn có sức khỏe tốt trong thai kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra việc tập cường độ cao quá mức có thể khiến chị em khó mang thai hơn. Nguyên nhân là việc vận động mạnh cản trở các hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng ở phụ nữ.
Ngược lại, lối sống thụ động cũng làm giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ gặp các biến chứng thai kỳ. Chị em nên duy trì vận động tối thiểu 150 phút/tuần, rải rác các ngày trong tuần ở cường độ vừa phải.
Stress nghiêm trọng
Hormone "căng thẳng" cortisol có thể ảnh hưởng xấu tới các cơ quan sinh dục cũng như chức năng sinh sản của chị em. Vì vậy, trước khi mang thai, bạn nên cố gắng tránh các tình huống gây căng thẳng, tìm tới các biện pháp giải tỏa stress như thực hành chánh niệm.
Thiếu ngủ
Đi kèm với biện pháp kiểm soát stress, chị em có ý định mang thai nên đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với hầu hết các chức năng của cơ thể, trong đó có sức khỏe sinh sản. Thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài có mối liên hệ với tình trạng vô sinh.
Một số hóa chất nguy hiểm
Một số hóa chất ảnh hưởng tới hệ nội tiết cũng có thể kéo theo các chứng rối loạn chức năng sinh sản như: Hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng. Ví dụ, bisphenol-A hay BPA có trong nhựa có liên quan tới bệnh lý u nang buồng trứng, polyp tử cung cũng như chuyển phôi thất bại khi thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm bằng thủy tinh, inox hoặc nhựa không chứa BPA cho gia đình mình.
Một số dược chất
Trước khi mang thai, chị em nên trao đổi với bác sĩ về dược phẩm, các hoạt chất nên tránh sử dụng. Retinol và accutane trong mỹ phẩm có thể ảnh hưởng tới thai kỳ. Đồng thời, thuốc đồng vận GLP-1 dùng cho người đái tháo đường cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai.
Gel bôi trơn gốc nước
Gel bôi trơn gốc nước là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho "cuộc yêu", nhưng các cặp đôi nên tránh sử dụng khi đang có kế hoạch làm cha mẹ. Sản phẩm này có thể làm giảm tỷ lệ sống cũng như chuyển động của tinh trùng. Gel bôi trơn gốc dầu lại ít ảnh hưởng tới tinh trùng hơn.
Bình luận của bạn