Đừng phớt lờ 4 dấu hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

10 mẹo giúp bạn "thích nghi" với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc

10 mẹo giúp bạn "thích nghi" với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc

Giảm căng thẳng bằng liệu pháp mùi hương

Cần làm gì khi tim đập nhanh lúc căng thẳng, hồi hộp?

5 loại thực phẩm giúp tâm trạng của bạn cải thiện hơn

Theo nghiên cứu gần đây, yếu tố gây căng thẳng lớn nhất trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ là tài chính (chiến 52%), các sự kiện hiện tại (37%), sức khỏe (37%) và các mối quan hệ (29%).

Khi cơ thể bạn nhận thấy điều gì đó là mối đe dọa, chúng sẽ chuyển sang chế độ chiến đấu hoặc bỏ chạy bằng cách giải phóng phóng cortisol và adrenaline, giảm sản xuất insulin và thắt chặt mạch máu.

Trong trường hợp ở chế độ khẩn cấp hoặc ngắn hạn, cơ thể sẽ phản ứng với mối đe dọa và sau đó phục hồi tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, khi bạn sống trong chế độ này kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm, cơ thể sẽ không thể hồi phục và những ảnh hưởng với sức khỏe tổng thể là vô cùng lớn.

Các tình trạng liên quan đến lượng cortisol tăng đột biến và căng thẳng kéo dài bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường type 2, viêm khớp và tăng cân.

Dưới đây là 4 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần được nghỉ ngơi:

Thay đổi cảm xúc

Căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, nhận thức và niềm vui của bạn. Theo TS.BS người Mỹ Gerda Maissel, những người bị căng thẳng có thể trải qua những suy nghĩ vòng quanh, một vòng lặp ức chế việc hồi tưởng trí nhớ. Bạn thường không thể nhớ được việc vừa xảy ra hoặc không thể nhớ ra tên của một vật quen thuộc nào đó.

Sự lo lắng có thể ngăn cản bạn tham gia vào các hoạt động yêu thích trước đây. Bên cạnh đó, những người bị căng thẳng mạn tính thường không thể đưa ra những quyết định đơn giản.

Mối quan hệ căng thẳng

Các triệu chứng căng thẳng bao gồm khó chịu, đả kích và tự cô lập. Những người thân thiết sẽ nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo trước. Tuy nhiên khi được góp ý bạn thường có thái độ chống đối, phòng thủ với họ khiến cho mối quan hệ căng thẳng hơn.

Dễ mắc bệnh

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy yếu khiến bạn thường xuyên mắc bệnh hơn.

Theo Hiệp hội tâm lý học Mỹ, căng thẳng có thể làm giảm số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên trong cơ thể, vốn cần thiết để chống lại virus. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng cũng làm tăng nồng độ cortisol, cản trở phản ứng chống viêm của cơ thể và khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

Nếu bạn thấy mình liên tục bị ốm, đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang cần được nghỉ ngơi.

Các vấn đề về da, tiêu hóa và giấc ngủ

Căng thẳng có thể gây ra một loạt vấn đề về tiêu hóa, từ chứng khó tiêu đến các tình trạng khác như hội chứng ruột kích thích (IBS).

Tình trạng căng thẳng, lo lắng cũng liên quan đến sự thèm ăn và có khiến bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít, từ đó gây tăng hoặc giảm cân.

Ngoài ra, căng thẳng còn làm trầm trọng hơn các vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh vảy nến và bệnh chàm.

Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ hoặc thấy mình kiệt sức khi thức dậy, đó có thể là tín hiệu từ cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn.

 
Lê Tuyết (Theo New York Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp