- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Ăn nhiều carbohydrate tinh chế có thể dẫn đến việc kháng insulin
Những loại thực phẩm nào tốt cho người bệnh đái tháo đường type 2?
Mối liên hệ giữa dậy thì sớm và bệnh đái tháo đường type 2 ở nữ giới
Đi bộ nhanh hơn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2
Ăn thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2) là một tình trạng phổ biến khiến lượng đường (glucose) trong máu của một người trở nên quá cao, gây ra các triệu chứng như đi tiểu nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, tổn thương thần kinh, thậm chí là đau tim và đột quỵ.
Bác sĩ Deborah Lee, đang làm việc tại Fox Online Pharmacy (Anh), chỉ ra những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, gồm:
- Thực phẩm có đường
- Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng và ngũ cốc ăn sáng có đường.
- Các loại thịt đỏ và đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích...
- Thực phẩm nhiều muối: Những thực phẩm này làm tăng huyết áp và có mối liên hệ giữa huyết áp cao và bệnh đái tháo đường type 2.
Bác sĩ Deborah Lee cho biết: "Béo phì là yếu tố chính gây ra bệnh đái tháo đường type 2. Người thừa cân (chỉ số cơ thể - BMI - 25-29,9) làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 lên gấp 3 lần. Còn với những người có MBI từ 30-39,9 làm tăng nguy cơ mắc bệnh gấp 7 lần. Béo phì có liên quan chặt chẽ đến việc ăn thực phẩm chế biến sẵn và siêu chế biến, thường chứa nhiều chất béo, đường và muối".
Việc ăn carbohydrate tinh chế trong nhiều năm sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin, nghĩa là các tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin.
"Insulin cần thiết để hạ thấp lượng đường trong máu sau khi ăn và cho phép glucose đi từ máu vào trong tế bào để cung cấp năng lượng cho chúng. Khi tình trạng kháng insulin xảy ra, lượng đường trong máu luôn ở mức quá cao và các tế bào tương đối thiếu glucose. Tình trạng kháng insulin có thể đảo ngược nếu thói quen ăn uống thay đổi. Nhưng nếu bạn không cải thiện tình trạng này nó có thể gây ra bệnh đái tháo đường type 2", bác sĩ Deborah Lee nói.
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tháo đường bằng các ăn các thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nâu, gạo, mì ống... Bên cạnh đó, trái cây và rau quả (không thêm đường), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng...), sữa chua không đường cũng là lựa chọn tuyệt vời. Đây là những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giải phóng năng lượng từ từ và giúp bạn no lâu hơn.
Bác sĩ Deborah Lee cho biết thêm, các loại trái cây cụ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm táo, nho, quả mọng và rau lá xanh (rau bina và cải xoăn). Chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh như các loại hạt không muối, trái cây và rau, sữa chua không đường, đồng thời đổi chất béo bão hòa không lành mạnh từ động vật bằng chất béo không bão hòa lành mạnh có trong dầu thực vật như olive, hướng dương, bơ và dầu hạt cải.
Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyên bạn nên thường xuyên vận động. Tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu, bạn nên đặt mục tiêu hoạt động ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần.
Bình luận của bạn