Người bị rối loạn lo âu không nên uống rượu bia, đồ uống có nhiều caffeine
7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu
10 cách để giảm ngay căng thẳng, rối loạn lo âu
10 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo bạn bị rối loạn lo âu
Lo sợ, có suy nghĩ tiêu cực nên điều trị như thế nào?
Dưới đây là 5 thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn lo âu:
Rượu, bia
Nhiều người có thói quen uống rượu, bia để quên đi những vấn đề cần lo lắng trong công việc hay cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, những loại đồ uống có cồn như rượu, bia chỉ càng khiến tình trạng rối loạn lo âu thêm trầm trọng.
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, dù rượu, bia có thể làm dịu thần kinh, chúng vẫn có thể gây mất nước, khó ngủ, thiếu ngủ. Cả hai tình trạng này đều có thể kích hoạt các triệu chứng rối loạn lo âu. Rượu, bia còn có thể thay đổi nồng độ serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Điều này khiến bạn càng thấy lo lắng hơn khi tỉnh rượu.
Người bị rối loạn lo âu chỉ nên uống rượu, bia có chừng mực
Tốt hơn hết, người bị rối loạn lo âu chỉ nên uống rượu, bia có chừng mực, khoảng 1 - 2 ly/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Ít nhất, bạn cũng nên thử chuyển sang uống rượu, bia không cồn hoặc uống mocktail để hạn chế lượng rượu tiêu thụ.
Đồ uống có caffeine
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, hàm lượng caffeine cao trong trà hay cà phê không chỉ làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng mà còn làm giảm sản sinh serotonin - chất dẫn truyền thần kinh tạo ra tâm trạng vui vẻ.
Bổ sung caffeine ở liều thấp có thể coi là khá an toàn, nhưng liều cao (khoảng 300mg/ngày) có thể gây ra các phản ứng khó chịu, căng thẳng, rối loạn lo âu. Tốt hơn hết, bạn nên chuyển sang uống trà matcha nếu muốn giữ tỉnh táo, tập trung. Trà matcha có hàm lượng L-theanine cao, giúp người bị rối loạn lo âu thư giãn tốt hơn mà không gây buồn ngủ.
Thực phẩm lên men, xông khói…
Trong quá trình xông khói thịt, lên men pho mát… các vi khuẩn sẽ giúp phân hủy protein trong thực phẩm thành các amin sinh học, trong số đó có histamine. Histamine là một chất dẫn truyền thần kinh có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và hệ thần kinh. Với những người nhạy cảm, histamine có thể gây lo lắng, mất ngủ.
Tốt hơn hết, người bị rối loạn lo âu nên ăn các thực phẩm tươi sống; Các thực phẩm lên men, xông khói không nên để quá lâu mà ăn ngay sau khi sản xuất.
Thực phẩm nhiều đường
Đường tinh luyện có thể khiến đường huyết tăng cao rồi hạ thấp nhanh chóng, khiến tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng và đặc biệt là làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn lo âu.
Ngoài những loại bánh, kẹo nhiều đường, bạn nên cẩn thận cả với mì Ý, bánh mì trắng, nước sốt cà chua… vì chúng có thể chứa lượng đường khá cao. Thay vì dùng đường tinh luyện, người bị rối loạn lo âu có thể ăn các loại rau củ, trái cây… để tạo vị ngọt tự nhiên.
Kem béo thực vật
Kem béo thực vật (non-dairy creamer) có thể chứa nhiều chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe, làm tăng nồng độ cholesterol “xấu” LDL và giảm nồng độ cholesterol “tốt” HDL. Điều này có thể ảnh hưởng tới cảm giác lo lắng, trầm cảm… ở người bị rối loạn lo âu. Thay vào đó, bạn nên chọn sữa từ các loại hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân…
Bình luận của bạn