5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

Một vài thói quen khi tắm không hợp lý có thể gây ra những vấn đề cho làn da

4 tác hại khi tắm nước quá nóng trong mùa Đông

Bạn có biết những lợi ích của tắm nước ấm ngày Hè?

Có nên tắm nước lá cho trẻ khi bị sởi?

Thói quen tắm sau ăn tối ảnh hưởng thế nào đến hệ tiêu hóa của bạn?

5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

Tắm nước quá nóng

Bạn có thể nghĩ rằng tắm nước nóng có tác dụng thư giãn và trị liệu tốt, nhưng nước quá nóng lại đem đến những tổn hại cho làn da. Thứ nhất, nước nóng tước đi lớp dầu tự nhiên cần thiết của da, dẫn đến tình trạng da khô, nứt nẻ và mất nước. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa do da thiếu ẩm và sẽ khiến cho da sạm, nhăn nheo. Nếu bạn có làn da nhạy cảm hay gặp các vấn đề như chàm, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến,... thì việc tắm nước nóng lại có thể làm trầm trọng tình thêm trạng kích ứng da, khiến da trở nên bong tróc và bị tổn thương.  

Thêm vào đó, tắm nước nóng còn có thể khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và mẩn đỏ. Theo các chuyên gia, sức nóng từ nước có thể khiến các tế bào mast (có chứa histamine) giải phóng chất bên trong da và gây ngứa.

Tắm quá lâu

Cũng giống như nước nóng, tắm càng lâu sẽ càng khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên khiến da trở nên khô hơn. Bạn chỉ nên tắm trong thời gian trung bình từ 5 đến 10 phút để giữ độ ẩm cho làn da của mình. 

Tắm quá thường xuyên

Hệ thống miễn dịch của chúng ta cần sự kích thích nhất định bởi vi khuẩn và bụi bẩn. Việc tắm quá nhiều lần trong ngày có thể phá vỡ sự cân bằng của vi sinh vật trên da, khiến da mất lớp bảo vệ, dễ bị dị ứng và giảm khả năng chống lại các tác động từ môi trường. 

Trên bề mặt da có lớp sừng và màng lipit bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại từ môi trường. Nếu tắm nhiều lần trong ngày, da được làm sạch quá mức thì lớp lipit trên bề mặt da phục hồi không kịp và mất đi, da sẽ dần trở nên khô nẻ, bong tróc hơn. Ngoài ra, lúc tắm chúng ta có thói quen kì cọ, chà xát da. Nếu dùng lực mạnh và thường xuyên sẽ làm lớp sừng bị tổn thương, khiến cấu trúc da bị suy yếu, dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập.

Sử dụng quá nhiều xà phòng khi tắm

Nhiều người lầm tưởng rằng dùng càng nhiều xà phòng khi tắm, cơ thể sẽ càng sạch sẽ và loại bỏ được toàn bộ vi khuẩn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, các sản phẩm xà phòng thương mại thường chứa nhiều hóa chất như paraben, natri lauryl sunfat và natri laureth sunfat. Nếu sử dụng nhiều, lâu dài, các loại hóa chất tẩy rửa này có thể gây các rối loạn bề mặt da, thúc đẩy các bệnh về da, thậm chí nhiễm trùng da... 

Ngoài ra, trên bề mặt da có các vi sinh vật cả có lợi và có hại. Do vậy, nếu lạm dụng xà phòng khi tắm sẽ làm rối loạn độ pH, các lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, trong khi các mầm mống hại khuẩn chỉ bị kiềm chế tạm thời, do đó hệ miễn dịch của làn da sẽ yếu đi.

Lạm dụng tắm xà phòng có thể gây hại cho da.

Lạm dụng tắm xà phòng có thể gây hại cho da.

Tiến sĩ Trần Ngọc Ánh, chuyên khoa da liễu Bệnh viện Da liễu TP.HCM, khuyên nên kết hợp tắm xà phòng và "tắm chay" (không dùng xà phòng), đặc biệt vào mùa nắng nóng, để hạn chế tác động xấu của các hóa chất có trong xà phòng với làn da.

Không giặt khăn tắm và bông tắm thường xuyên

Môi trường ẩm ướt trong khăn tắm, bông tắm là nơi ẩn náu lý tưởng của vi khuẩn và các loại nấm mốc. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, các vật dụng này có thể gây nấm, mụn ở da và tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để tránh điều này, cần thường xuyên thay, giặt khăn tắm ít nhất 1 tuần một lần và đảm bảo khăn khô giữa các lần sử dụng. Đối với bông tắm, hàng tuần bạn nên ngâm trong chất tẩy rửa pha loãng trong 5 phút sau đó rửa sạch và treo ở nơi thoáng mát để dễ khô hơn.

 
Trang Hương (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp