- Chuyên đề:
- Bệnh cảm cúm
Cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do Influenza virus lây nhiễm vào mũi, họng và phổi.
Bộ Y tế cấp phép cho thuốc cổ truyền điều trị COVID-19 và cúm mùa
Giải đáp một vài câu hỏi thường gặp về bệnh cúm
5 biện pháp phòng, chống cúm mùa theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Làm gì khi trẻ bị hen lại dính cúm mùa?
Cảm giác đau họng, nghẹt mũi, sốt, đau nhức cơ thể và mệt mỏi chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người khi mùa lạnh đến. Đối với đa số, hệ miễn dịch sẽ giúp bạn vượt qua căn bệnh này trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cúm có thể trở nên nghiêm trọng hơn đối với một số người, dẫn đến nhập viện và thậm chí tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ở quốc gia này, mỗi năm có khoảng 710.000 người phải nhập viện và 51.000 người tử vong do liên quan đến cúm. Một nghiên cứu mới của CDC đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh cúm nặng hơn, bao gồm:
1. Tuổi tác
Người già và trẻ nhỏ thường là những đối tượng dễ mắc bệnh cúm nặng và có nguy cơ phải nhập viện cao hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh. Hệ miễn dịch của hai nhóm tuổi này, một thì chưa hoàn thiện, một thì đã suy giảm, khiến cơ thể khó chống lại sự tấn công của virus cúm.
Mỗi mùa cúm, virus cúm A và B đều gây ra nhiều ca bệnh. Nghiên cứu của CDC Mỹ cho thấy, các mùa cúm có tỷ lệ nhập viện cao nhất thường liên quan đến sự lây lan mạnh của virus cúm A, đặc biệt là chủng H3N2. Người cao tuổi thường dễ bị ảnh hưởng bởi chủng virus này.
2. Rối loạn thần kinh
Một số trẻ em mắc các bệnh lý về thần kinh như động kinh, bại não và rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD) có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ và phổi, khiến việc loại bỏ chất nhầy hoặc dịch trong phổi trở nên khó khăn hơn, từ đó làm cho triệu chứng cúm nặng hơn hoặc dẫn đến biến chứng như viêm phổi.
3. Bệnh lý về phổi
Đối với những người bệnh lý phổi mạn tính như hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease - COPD), cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ở người hen suyễn, cúm dễ kích hoạt các cơn hen cấp tính, làm viêm đường thở nặng hơn. Còn ở bệnh nhân COPD, cúm làm suy giảm thêm chức năng phổi vốn đã yếu, tăng nguy cơ viêm phổi và khó thở.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cúm nặng và biến chứng cao hơn đáng kể so với những người khác. Hormone thai kỳ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể Phụ nữ mang thai dễ bị virus tấn công. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thai nhi.
5. Béo phì và các bệnh chuyển hóa mạn tính
Ở cả trẻ em và người lớn, béo phì đều là yếu tố nguy cơ khiến bệnh cúm trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có thể do một số yếu tố khác nhau. Theo Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho biết thừa cân có thể khiến việc hít thở sâu cần thiết để loại bỏ nhiễm trùng khỏi phổi trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, béo phì thường đi kèm với các bệnh chuyển hóa khác như tiểu đường và huyết áp cao. Ở bệnh nhân đái tháo đường, một đợt cúm có thể làm rối loạn kiểm soát đường huyết, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch, kéo dài thời gian hồi phục.
6. Bệnh lý tim mạch
Theo CDC Mỹ, gần một nửa số người lớn nhập viện vì cúm có bệnh nền tim mạch. Hệ miễn dịch suy yếu và tuổi cao khiến người bệnh tim khó chống lại virus cúm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ ở nhóm đối tượng này. Tiến sĩ Sadiya Khan, một chuyên gia tim mạch, giải thích: “Bệnh tim làm giảm khả năng cơ thể chịu đựng căng thẳng do nhiễm trùng gây ra.”
7. Tăng huyết áp
Trong hai mùa cúm gần đây tại Mỹ, một phần tư bệnh nhân từ 18 đến 49 tuổi nhập viện vì cúm bị huyết áp cao. Khoảng ba phần tư bệnh nhân trên 65 tuổi nhập viện mắc bệnh này. Tăng huyết áp làm tổn thương động mạch, khiến tim phải làm việc vất vả hơn. Khi bị cúm, gánh nặng lên tim càng tăng, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
8. Chưa tiêm vaccine
Vaccine cúm là sinh phẩm y tế có chứa kháng nguyên của virus cúm, cung cấp khả năng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ lây nhiễm virus cúm, ngăn chặn nguy cơ mắc cúm và các các biến chứng nguy hiểm của cúm gây ra.
Vaccine cúm đã được chứng minh là làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện ở trẻ em và người lớn. Một phân tích của CDC Mỹ đăng vào tháng 10/2024 cho thấy việc tiêm chủng đã giảm tỷ lệ nhập viện 34,5% trong năm nay tại năm quốc gia Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Chile, Paraguay và Uruguay).
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã được tiêm chủng, điều quan trọng là phải chú ý đến các triệu chứng có thể cần chăm sóc y tế, như khó thở và đau ngực. Các chuyên gia cũng khuyến cáo hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng nặng, chẳng hạn như sốt hoặc ho, không tự khỏi trong vòng một tuần.
Tiến sĩ Schaffner nhấn mạnh: "Vaccine cúm không phải là thuốc chữa bách bệnh, nó chỉ là cách tốt nhất để phòng ngừa cúm và các biến chứng nguy hiểm.”
Bình luận của bạn