5 thực phẩm "quen mặt" có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ

"Chuyện ấy" có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ

Chăm sóc răng miệng giúp bảo vệ não bộ

Những hoạt động bổ ích giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Thực phẩm giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Theo The Sun, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa hàm lượng vitamin B1 (thiamine) cao và sự suy giảm nhận thức - có thể là dấu hiệu báo trước bệnh sa sút trí tuệ.

Vitamin B1 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, gan và cá hồi. Không nạp đủ chất này có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như trí nhớ kém và mệt mỏi. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cũng cung cấp các chất bổ sung vitamin B1 khi mọi người bị thiếu hụt.

Các nhà khoa học tại Đại học Y An Huy (Trung Quốc) nhận thấy lượng vitamin B1 lý tưởng bổ sung hằng ngày là 0,68 mg. Tuy nhiên, trong một bát ngũ cốc trung bình chứa khoảng 1,2mg vitamin B1, gần gấp đôi so với mức khuyến nghị. Các chuyên gia cho rằng, vitamin B1 có thể điều chỉnh nồng độ acetylcholine - chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong trí nhớ, học tập và sự chú ý.

“Mức độ cao của acetylcholine trong não có thể ảnh hưởng xấu đến nhận thức. Vì vậy, chúng tôi suy đoán rằng việc hấp thụ vitamin B1 trong chế độ ăn uống ở mức độ cao có thể dẫn đến suy giảm nhận thức bằng cách gây ra mức độ acetylcholine tăng cao trong não", các nhà khoa học cho biết.

Dưới đây là những loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ bạn cần thận trọng:

Thịt viên

Từ thịt lợn xông khói béo ngậy cho đến xúc xích siêu chế biến đều là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Thịt lợn xay, thường được sử dụng để làm thịt viên và lasagne (một loại mì Ý dạng tấm hoặc lá), chứa trung bình 0,9mg vitamin B1 trên 100gr khẩu phần.

Men dinh dưỡng

Một chút men dinh dưỡng có thể làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn. Nhưng hóa ra, những thứ dạng bột được người ăn chay yêu thích lại chứa rất nhiều vitamin B1. Cụ thể, một khẩu phần 10gr thông thường chứa tới 7,9mg vitamin B1.

Nước ép nhiều đường

Các nhà khoa học phát hiện uống nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Springer Nature năm ngoái cho thấy, các đồ uống này bao gồm nước ép hoa quả, sữa có vị, đồ uống có gas.

Nguyên nhân nhân tại sao tăng lượng đường ăn vào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy lý do là vì đường có thể gây viêm - được cho là có vai trò trong các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer - dạng phổ biến nhất của tình trạng này.

Bánh quy

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện ra rằng thực phẩm chế biến sẵn (như bánh quy, khoai tây chiên...) có thể rút ngắn tuổi thọ do khiến bạn có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn.

Một nghiên cứu được công bố tại Học viện Thần kinh học Mỹ vào năm 2022, các nhà khoa học đã theo dõi thói quen ăn kiêng của 72.083 người Anh trên 55 tuổi trong 10 năm. Họ phát hiện ra rằng cứ tăng 10% lượng thực phẩm chế biến sẵn hằng ngày sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 25%.

Rượu bia

Theo Hiệp hội Alzheimer, bằng chứng cho thấy uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ của một người.

Tổ chức y tế này giải thích rằng, uống rượu có liên quan đến việc giảm thể tích chất trắng (được tạo thành từ một mạng lưới lớn các sợi thần kinh trong não cho phép trao đổi thông tin và liên lạc giữa các vùng khác nhau trong não) dẫn đến các vấn đề về chức năng não.

Theo The Sun, trong một thời gian dài uống rượu nhiều hơn giới hạn khuyến nghị là 14 đơn vị rượu mỗi tuần có thể làm co lại các phần não liên quan đến trí nhớ.

Thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Một số chuyên gia hiện nay đề xuất tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

Trên thực tế, một nghiên cứu lớn gần đây cho thấy rằng việc tuân thủ chế độ ăn uống đầy màu sắc này có thể làm giảm tới 23% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Một trong những lý do là vì nó có chứa nhiều chất chống oxy hóa từ trái cây và rau quả, có thể giúp bảo vệ chống lại một số tổn thương tế bào não liên quan đến bệnh Alzheimer.

Cách thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải:

- Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt và mì ống.

- Ăn nhiều trái cây, rau, đậu (đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng), các loại hạt.

- Ăn ít thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) và đặc biệt là các loại thịt chế biến sẵn (xúc xích và thịt xông khói).

- Ăn cá thường xuyên, đặc biệt là các loại cá có dầu như cá hồi và cá thu.

- Cố gắng chọn thực phẩm từ sữa ít béo nếu có thể.

- Sử dụng dầu thực vật để nấu ăn và làm nước sốt, chẳng hạn như dầu olive và hạt cải dầu. Cố gắng tránh các chất béo rắn như bơ, mỡ lợn...

- Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn, cố gắng không ăn quá 6gr (khoảng 1 thìa cà phê) mỗi ngày.

- Chỉ thỉnh thoảng ăn đồ ngọt như bánh ngọt, kẹo, bánh quy, chocolate...

- Uống rượu có chừng mực.​

 
Lê Tuyết (Theo The Sun)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp