6 cách giúp tăng cường trí nhớ

Trí nhớ kém có thể khiến bạn bực bội, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống

6 thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa COVID-19

11 thực phẩm tốt cho trí não, thúc đẩy khả năng ghi nhớ

Cách dùng tinh dầu oregano trị nấm, chống viêm

Cho trẻ ăn gì để giúp tăng cường trí não?

Sau tuổi 40, cứ 10 năm, não bộ con người sẽ co lại khoảng 5%. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến trí nhớ và sự tập trung. Hơn nữa, số ca mắc các chứng rối loạn não đang gia tăng. Vào năm 2020, 54 triệu người trên toàn thế giới mắc Alzheimer hoặc những bệnh liên quan đến trí nhớ khác. Các chuyên gia dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Dưới đây là 7 cách giúp tăng cường sức khỏe não bộ và ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ:

1. Kiểm soát huyết áp và mức độ cholesterol

Tim chúng ta đập khoảng 115.000 lần/ngày. Trong mỗi nhịp đập, tim cung cấp 20% lượng oxy của toàn cơ thể cho não.

Tăng huyết áp có thể làm suy yếu cơ tim, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Huyết áp của một người khỏe mạnh thường rơi vào 120/80 mmHg.

Cholesterol cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của não và hệ thần kinh. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên kiểm tra chỉ số cholesterol từ 4 đến 6 năm/lần.

2. Quản lý lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu (đường huyết) là nguồn cung cấp nhiên liệu chính của não bộ. Nếu không có đủ đường huyết, não sẽ không có năng lượng để hoạt động. Trong trường hợp mức độ đường huyết quá cao, các mạch máu và tế bào sẽ bị phá hủy, dẫn tới lão hóa sớm và các bệnh tim mạch. Hãy nhớ rằng, đường không phải "kẻ thù" của cơ thể nhưng việc bổ sung quá nhiều đường sẽ gây tổn hại tới sức khỏe.

Kiểm soát đường huyết ở mức ổn định mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Kiểm soát đường huyết ở mức ổn định mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Lượng đường trong máu rất dễ tăng, kể cả khi bạn cẩn trọng trong việc ăn uống. Lý do là đường thường hay "ẩn nấp" trong đồ ăn. Nếu bạn nhìn vào bảng thành phần và thấy các chất sau đây, hãy cẩn thận: Dextrose, Fructose, Galactose, Glucose, Lactose, Maltose, Sucrose.

Và hãy cảnh giác với bất kỳ sản phẩm nào có siro như: Siro mật hoa agave và siro ngô chứa fructose nồng độ cao cũng làm tăng lượng đường trong máu.

3. Ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu cho thấy, những người bị ngưng thở khi ngủ mà không được điều trị tăng nguy cơ suy giảm trí nhanh hơn 10 năm so với người bình thường. Để có một bộ não khỏe mạnh, minh mẫn bạn nên ngủ từ 7-9h mỗi đêm.

Một số mẹo giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn:

- Có một lịch trình đi ngủ và thức dậy phù hợp.

- Tránh xa các thiết bị điện tử như: Điện thoại, tivi, máy tính... trước khi ngủ 1h.

- Thư giãn trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền hoặc hít thở chánh niệm.

- Hãy ra ngoài và đón ánh nắng tự nhiên ngay khi bạn có thể sau khi thức dậy.

4. Chế độ ăn uống lành mạnh

Một số thực phẩm tốt cho não bộ bạn nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày như: Các loại cá béo, quả bơ, quả hạch, quả việt quất, rau cải rổ, súp lơ, rau arugula, bắp cải brucxen...

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường não bộ, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường não bộ, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

Khi đi mua đồ, bạn nên tự đặt ra 3 câu hỏi để lựa chọn được những thực phẩm tốt nhất, gồm:

- Đồ ăn có dễ hỏng không? Trong nhiều trường hợp, thực phẩm dễ hỏng là dấu hiệu tốt. Bởi các chất phụ gia và chất bảo quản giữ cho thực phẩm tươi ngon lâu hơn là "thủ phạm" ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi khuẩn đường ruột.

- Thực phẩm đóng gói có chứa nhiều thành phần không? Bạn có thể đọc tên các thành phần không? Các thành phần có trông giống như kết quả của thí nghiệm hóa học không? Đó đều là những câu hỏi cần thiết để kiểm tra sự lành mạnh của thực phẩm. Bạn cũng nên tránh những đồ ăn mà đường là một trong những thành phần đứng đầu bảng.

- Suất ăn của bạn có nhiều màu sắc không? Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nutrition and Metabolism (Mỹ), mọi người nên ăn các loại rau củ nhiều màu sắc vì các chất tạo nên màu sắc rực rỡ cho rau củ giúp tăng cường sức khỏe não bộ.

5. Không hút thuốc lá

 

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, họ còn khiến người xung quanh phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc hút thuốc thụ động. Khói thuốc lá chứa tới 7.000 chất hóa học, ít nhất 70 chất trong số đó có khả năng gây ung thư.

6. Tạo kết nối xã hội

Trong một nghiên cứu gần đây, những người trên 55 tuổi thường xuyên tham gia các bữa tiệc tối hoặc các sự kiện xã hội khác có nguy cơ suy giảm trí nhớ thấp hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải thức ăn tại các sự kiện mà là tác động tích cực từ việc kết nối với người khác.

Nếu bạn muốn giảm bớt cảm giác cô đơn và bị cô lập, hãy thử những hành động đơn giản dưới đây để tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và endorphin:

- Gửi lời chúc tốt đẹp hoặc bày tỏ sự quan tâm đến người khác.

- Đưa ra lời khen với mọi người xung quanh mà không mong đợi bất cứ điều gì đáp lại.

- Gọi điện thoại cho ai đó mà bạn đã lâu không gặp.

Lê Tuyết (Theo CNBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp