“Bỏ túi” 7 thói quen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Keto/FLEX 12/3: Lối sống hứa hẹn phòng ngừa bệnh Alzheimer

Nếu bạn không muốn bị bệnh Alzheimer, hãy bỏ ngay những thói quen này

5 loại thảo mộc ngăn ngừa chứng mất trí nhớ

Bệnh Alzheimer ở nam giới và nữ giới khác nhau như thế nào?

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục đều đặn vài lần mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ở những người bắt đầu có dấu hiệu khởi phát. Đặc biệt, tập thể dục nhịp điệu giúp tăng kích thích, tăng cường sức khỏe của não bộ. Các bài tập tốt cho người cao tuổi như đi bộ, chạy bộ, bơi lội…

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Chế độ ăn uống và các chất dinh dưỡng có tác động đáng kể đến nguy cơ sa sút trí nhớ. Những loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, dầu ô liu, đậu, cá, các loại hạt đậu… nên bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn sẽ hỗ trợ sức khỏe não bộ khỏe mạnh.

Ngủ đủ giấc

Một protein mang tên beta-amyloid sẽ được cơ thể sản xuất khi bạn mất ngủ. Đây là một loại protein xấu có thể làm tắc nghẽn lưu thông của não bộ. Ngoài ra, việc không ngủ đủ giấc làm tăng sự mệt mỏi, stress, điều này cũng dẫn đến bệnh Alzheimer. Hãy ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày, bạn lưu ý đừng ngủ quá nhiều vào buổi trưa vì điều đó có thể khiến bạn mất ngủ vào buổi tối.

Tránh căng thẳng

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng,  tình trạng căng thẳng tần kinh có thể dẫn đến nguy cơ sa sút trí tuệ và gây ra suy giảm nhận thức nhanh chóng. Để kiểm soát căng thẳng hãy tập thiền, đi bộ, nghe nhạc hoặc dành thời gian yên tĩnh chăm sóc cây cảnh trong khu vườn.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả Alzheimer

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tổn thương não. Các chuyên gia cho rằng một hợp chất trong thuốc lá khiến các tế bào miễn dịch tấn công các tế bào hệ thần kinh gây ra những tổn thương nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và suy giảm nhận thức.

Tạo điều kiện kích thích bộ não

Tất cả các hoạt động của giác quan như nghe, ngửi, chạm và nếm kích thích não bộ mạnh mẽ. Bạn sử dụng tối đa chức năng của các giác quan khi tiếp xúc một ai đó, chẳng hạn như tập trung vào cảm giác của bàn tay của họ (cứng, mềm, lạnh, ấm), lắng nghe giọng nói của họ…điều này sẽ thúc đẩy não bộ hoạt động.

Ngoài ra, bạn nên đọc sách thường xuyên, thực hiện các câu đố, ghép hình hoặc giải các phương trình toán học để giải trí và kích thích não.

Kiểm soát cân nặng

Trong một nghiên cứu cho rằng, những người béo phì có xu hướng gặp một số bệnh như tim, đái tháo đường, đột quỵ… đây là các bệnh mạn tính có liên quan đến chứng sa sút trí nhớ.

Những triệu chứng để nhận biết bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một căn bệnh khá phổ biến thường gặp ở những người cao tuổi ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Dưới đây là những dấu hiệu để bạn có thể nhận biết bệnh mất trí nhớ Alzheimer:

- Suy giảm trí nhớ

- Tâm trạng dễ kích động và thay đổi.

- Gặp trở ngại về vấn đề ngôn ngữ.

- Mất định hướng về không gian và thời gian.

- Mất sự chủ động và động lực.

- Mất năng lực sáng tạo.

- Khó ngủ, có xu hướng dựa dẫm, bám víu người khác.

Lê Tuyết H+ ( Theo foodnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh