Ăn kiêng theo bệnh

Bữa ăn cân bằng giúp giảm nguy cơ các bệnh mạn tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Bí quyết biến thực phẩm thành vũ khí phòng bệnh

Bạch tuộc: Món ăn ngon, tốt cho sức khoẻ

Thành phần dinh dưỡng của Granola

Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

Ví dụ, với bệnh nhân suy thận và tăng huyết áp, họ phải "nói không" với những thức ăn mặn. Đó là bơ mặn, phô mai, xúc xích, pate, thực phẩm hun khói, đồ hộp, tôm cá khô, đồ muối chua, các loại hạt tẩm muối, khoai tây chiên, bánh quy mặn, các loại mắm, tương, muối tiêu, trứng vịt muối...

Các loại thức ăn nhanh cần loại bỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn của người bệnh mạn tính

Ngoài ra, họ cần tuân chủ chế độ ăn như sau:

Với bệnh nhân suy thận

Nguồn năng lượng chủ yếu (không sử dụng cho bệnh nhân kết hợp đái tháo đường): Xuất phát từ chất bột đường, chất béo, phù hợp với thể trọng, giới tính và tình trạng bệnh lý của từng người.

Ăn ít muối, khoảng dưới 3gr muối mỗi ngày. Tránh dùng những thực phẩm có nhiều muối như cá mắm muối, thịt khô, cá khô, xúc xích, nước chấm các loại...

Không uống nhiều nước, nhất là khi có triệu chứng phù toàn thân, kể cả nước canh, thức uống, rau quả và trái cây tươi.

Giới hạn thịt cá, trứng, hải sản khi chưa thẩm phân phúc mạc (lọc máu). Mức độ giới hạn nhiều hay ít tùy thuộc vào chức năng thận. Chức năng thận giảm thì lượng thịt cá trong ngày càng cần hạn chế nhiều hơn.

Giảm rau quả, trái cây tươi vì chứa nhiều potassium (kali). Chất này thường được giữ lại nhiều trong máu bệnh nhân suy thận mạn và có nguy cơ cao gây rói loạn nhịp tim và ngừng tim.

Với bệnh nhân tăng huyết áp

Năng lượng cần thiết trong ngày có thể tính theo quy ước 30 - 35kcal/kg cân nặng/ngày. Tuy nhiên, cũng phải phù hợp với tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh hoạt và thể trạng.

Tỷ lệ các chất sinh năng lượng cho cơ thể được tính như sau:

Protein: 12%. Với bệnh nhân tăng huyết áp ở giai đoạn nặng cần giảm tỷ lệ này hơn nữa. Lưu ý là loại bỏ hoàn toàn nội tạng động vật trong bữa ăn. Hạn chế thịt cá, lòng đỏ trứng...

Lipid: 12%. Nên ăn dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật và các chất béo từ sữa, bơ, phô mai...

Glucid: 76%.

Giảm bớt muối ăn từ 2 - 3gr/ngày. Tránh ăn thức ăn mặn và nên bỏ thói quen chấm các loại nước chấm. 

Hạn chế các chất béo từ sữa, phô mai (Ảnh minh họa)

Ngoại trừ bệnh nhân có kèm chứng suy thận, nên tăng chất kali cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau cải, khoai, cà chua, dưa hấu, chuối... Tỏi cũng có lợi cho người tăng huyết áo,

Bổ sung đầy đủ vitamin theo khuyến cáo về nhu cầu vitamin thiết yếu trong ngày (có đầy đủ trong các loại rau, trái).

Ngoại trừ trường hợp có kèm theo suy tim, uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Thực đơn mẫu:

Sáng: Bún thịt chua (Bún: 150gr, thịt heo nạc: 30gr, cà rốt: 50gr, cà chua 1 quả); Sữa đậu nành: 1 ly (150ml); Chuối: 1 trái nhỏ.
Trưa: Cơm (1,5 bát); Cá ba sa kho (cá: 60gr); Cải xanh xào (rau: 100gr); Canh mồng tơi (rau: 100gr, tôm nõn: 5gr); Dưa hấu: 1 miếng (130gr)
Chiều: Cơm (1 bát); Thịt kho tiêu (thịt heo nạc: 30gr); Đậu xào (đậu: 100gr); Canh bí đỏ (bí đỏ: 150gr, tôm khô: 5gr); Táo: 1 quả nhỏ (150g)
Với bệnh nhân viêm gan mạn tính

Nên ăn nhiều lần trong ngày (3 bữa chính, 3 bữa phụ), chủ yếu là rau quả, thịt cá và bột đường (tỷ lệ 1/5). Tổng năng lượng khoảng 35kcal/kg cân nặng/ngày. Trong đó, chất bột đường chiếm 60%, protein chiếm 12%, chất béo chiếm 28%.

Nguồn năng lượng chính từ chất bột đường như các loại đường mía, ngũ cốc, sữa, các loại hạt, trái cây, khoai, đậu phụ, rau quả... trong đó tốt nhất là rau quả có màu xanh, vàng như bông cải xanh và chuối.

Bông cải xanh nên được đưa vào thực đơn hàng ngày của người viêm gan mạn tính

Protein rất cần thiết cho sự tái tạo mô, bình quân nên dùng 60gr/ngày. Tuy nhiên, không khuyến khích dùng hải sản vì dễ nhiễm khuẩn vibrio vulnificus - một loại vi trùng hình qua có họ hàng với vi trùng tả, có nguy cơ gây hại cho gan.

Bổ sung vitamin nếu chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều đối với bệnh nhân viêm gan nặng, vì sẽ có phản ứng độc đối với cơ thể. Ngoài ra cần ăn nhạt, nhất là khi có triệu chứng phù thũng. Bệnh nhân đặc biệt kiêng rượu.

Giới hạn chất dầu mỡ, nhất là khi ăn uống chậm tiêu, buồn nôn, tiêu chảy và với người bị béo phì.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán, bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính trên cần liên hệ chặt chẽ với bác sỹ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng