Những lầm tưởng về tập thể dục khi mang thai

Tập thể dục trong khi mang thai đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

Các loại thuốc được sử dụng khi "lâm bồn"

Thuốc/TPCN nào an toàn với bà bầu?

Thuốc chống nấm cho bà bầu có thể gây dị tật cho thai nhi

Mang thai sau tuổi 30: Khó mà dễ!

Nhiều bà bầu không dám tập thể dục bởi cho rằng nó không an toàn và có thể gây sẩy thai. Tuy nhiên, theo TS. Denise Jagroo - chuyên gia vật lý trị liệu tại New York, Mỹ cho rằng viêc tập thể dục khi mang thai là bình thường và an toàn nếu được hướng dẫn bởi các bác sỹ. Tập thể dục là cách duy trì sức khỏe tốt nhất trong khi mang thai, theo Đại học Sản - Phụ khoa tại Mỹ (ACOG), tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp các bà bầu:

- Phòng ngừa hoặc điều trị tốt hơn bệnh đái tháo đường thai kỳ.

- Cải thiện trương lực cơ, sức mạnh và sức chịu đựng.

- Giúp giảm đau lưng, táo bón, đầy hơi và sưng 

- Cải thiện tâm trạng

- Nâng cao mức năng lượng

- Giúp bà bầu ngủ tốt hơn

Phụ nữ mang thai có thể tiếp tục duy trì thói quen tập luyện trong quá khứ, miễn là với mức độ giảm nhẹ hơn và tuân thủ các nguyên tắc an toàn theo hướng dẫn của bác sỹ. Các bài tập an toàn cho bà bầu bao gồm bơi lội, đạp xe và thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng để giữ cho tim và phổi luôn khỏe.

Nếu bạn đang có những ngộ nhận sau về việc tập thể dục trong thai kỳ, hãy thay đổi ngay:

1. Tập thể dục quá nhiều sẽ lấy đi chất dinh dưỡng từ bào thai

"Cơ thể người mẹ rất kỳ diệu, bào thai luôn được ưu tiên tiếp nhận các chất dinh dưỡng trước, sau đó mới đến bà bầu. Khi tập thể dục, em bé vẫn được cung cấp đủ máu và dưỡng chất bởi tổng khối lượng máu của phụ nữ sẽ tăng lên khi mang thai. Ngoài ra, các nhau thai sẽ đệm lót cho em bé ngủ trong khi người mẹ tập thể dục", TS. Jagroo cho biết.

Khi bạn tập thể dục, em bé vẫn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và không khí

2. Chạy không tốt cho em bé

"Có những vận động viên marathon chạy suốt hơn chín tháng mang thai mà vẫn sinh con khỏe mạnh. Miễn là chạy không quá nhanh và trên địa hình bằng phẳng (tránh núi đồi) với trang phục phù hợp, em bé trong bụng sẽ không bị ảnh hưởng", TS. Jagroo nói.

3. Không nên tập yoga trước khi sinh

Tập yoga giúp cho xương khớp dẻo dai và duy trì sự linh hoạt. Yoga tăng cường cơ bắp, kích thích lưu thông máu cho phụ nữ mang thai.

Theo TS.Jagroo: "Phụ nữ vẫn có thể tập yoga trước khi sinh vì nó có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng về cuộc vượt cạn. Tuy nhiên, cần tránh các động tác đòi hỏi khả năng thăng bằng cao và các động tác đặt quá nhiều áp lực lên hông và cột sống bởi nó khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, đôi khi có thể gây hại cho em bé".

Bà bầu nên tránh tư thế tập yoga phải nằm ngửa

Từ tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng giữa thai kỳ), bà bầu cần tránh tập các tư thế nằm ngửa bởi khi đó tử cung đã nặng hơn và tư thế này có thể đặt quá nhiều áp lực lên các tĩnh mạch và động mạch lớn, làm giảm lượng máu tới tim. Ngoài ra, cần giới hạn thời gian tập luyện bởi cơ thể phụ nữ mang thai sản xuất nhiều relaxin – hormone làm tăng tính linh hoạt và có thể khiến cho họ tập luyện quá mức.

Bạn có thể tham gia một lớp học yoga dành riêng cho bà bầu để được hướng dẫn chi tiết và đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện.

Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp