Người mộng du có thể làm rất nhiều việc trong vô thức
Trẻ bị mộng du phải làm sao?
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Dễ mà không dễ!
Rối loạn giấc ngủ: Khó điều trị, dễ tái phát
Để có một giấc ngủ trọn vẹn...
Theo Đông y, mộng du là do tâm can âm hư gây nên. Người bệnh đang ngủ bỗng ngồi dậy, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, thường là mở cửa ra ngoài, hoặc đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ… Mộng du có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi.
Người bệnh còn có một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác. Một số người còn vào ôtô lái đi một quãng đường dài trong lúc thực sự đang ngủ. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh và đến những người xung quanh.
Bác sỹ Đông y Lê Xuân Hải - Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết rất khó đánh thức người đang mộng du dậy bởi họ có thể tấn công người đánh thức mình. Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi ngủ và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi tỉnh dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hàng đêm, cũng có thể không thường xuyên. Người bệnh nên thăm khám để được điều trị sớm.
Người bệnh bị mộng du do tâm can âm hư thường tâm phiền, choáng váng, đau đầu, hay muộn phiền, giấc ngủ không sâu, cần dùng bài thuốc dưỡng huyết an thần bao gồm:
Viễn chí 12gr, táo nhân 12gr, phục thần 12gr, mạch môn 12gr, huyền sâm 12gr, đan sâm 12gr, đẳng sâm 12gr, long cốt 12gr, bạch truật 12gr, cam thảo 4gr, táo 3 quả, đương quy 12gr, hoàng kỳ 12gr.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày.
Bác sỹ cũng lưu ý, khi phát hiện người nhà bị mộng du, không nên hoảng sợ. Lúc đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và đặc biệt không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động. Để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc, ngủ ở những nơi yên tĩnh, ban ngày tránh tiếp xúc nơi ồn ào, kích động.
Đối với trẻ em cần cẩn thận hơn với những đồ đạc trong phòng, những tai nạn ở cầu thang, cửa sổ… có thể khiến trẻ bị thương. Do vậy, nếu con thường bị mộng du, cha mẹ cần ghi chép thời gian ngủ từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi bé bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Cách này sẽ làm thay đổi giờ giấc, giúp trẻ cải thiện tình trạng mộng du.
Bình luận của bạn