Lợi ích của yến mạch đối với bệnh nhân đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường ăn bánh canh, hủ tiếu được không?
Thực vật màu tím giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Chánh niệm có thể giúp cải thiện bệnh đái tháo đường
Dấu hiệu bà bầu cần đề phòng đái tháo đường thai kỳ
Bệnh nhân đái tháo đường luôn e ngại chất béo trong thức ăn có thể ảnh hưởng lượng đường trong máu.
Beta-glucans là chất xơ hòa tan xuất hiện ở thành tế bào của vi khuẩn, nấm, nấm men và một số loại thực vật. Chất xơ này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng hóa chất ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh nhân vẫn có thể sử dụng một số thực phẩm “thân thiện” chứa tinh bột ví dụ như yến mạch.
Chuyên gia dinh dưỡng Khushboo Jain Tibrewala cho biết yến mạch chứa chất xơ được gọi là Beta-glucans, đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân đái tháo đường. Vì chất xơ này làm chậm quá trình tăng lượng đường trong máu, giúp bạn no lâu hơn. Trung bình, cứ 100g yến mạch sẽ chứa khoảng 10.6g chất xơ. Hàm lượng chất béo trong loại thực phẩm này chủ yếu là chất béo không bão hòa. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa các khoáng chất khác như: Natri, kali, calci và sắt.
Những điều bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý khi sử dụng yến mạch
Theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên hạn chế sử dụng thức ăn giàu tinh bột vào buổi chiều hoặc tối. Vì khi tối muộn quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra chậm hơn và bạn sẽ có cảm giác đầy bụng nếu ăn quá nhiều. Tốt hơn nên sử dụng yến mạch vào bữa sáng.
Yến mạch có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên nếu bạn mắc đái tháo đường cần lưu ý một số điều khi sử dụng:
- Chỉ nên ăn một phần nhỏ yến mạch, khoảng 2 muỗng canh cho một lần dùng.
- Có thể kết hợp yến mạch cùng chất béo tốt. Ví dụ như: hạt chia, hạnh nhân, óc chó, bơ hạt…
- Bổ sung bột quế để ổn định lượng glucoze trong máu.
- Hạn chế sử dụng chất làm ngọt như mật ong, đường thốt nốt, siro, đường.
- Thay thế sữa, sữa chua bằng sữa hạt và nước thường.
Tham khảo một số công thức sử dụng yến mạch cho người đái tháo đường
1. Cháo yến mạch kết hợp cùng các loại hạt
Nguyên liệu
- 2 muỗng canh yến mạch
- 1 muỗng canh hạt chia
- 1 muỗng cà phê bột vỏ hạt mã đề
- 100 ml sữa hạnh nhân
- Một nhúm bột quế
- 1/4 muỗng cà phê vỏ chanh
- 2 muỗng canh dừa nạo
- 1 quả chà là thái nhỏ
- 1/2 chén dâu tây (nếu có)
Cách làm
Ngâm yến mạch, hạt chia, vỏ hạt mã đề trong hỗn hợp 100 ml sữa hạnh nhân và 100 ml nước, để ngăn mát tủ lạnh từ 8 đến 9 tiếng. Sau đó bỏ ra đun sôi và nấu chín.
Sau khi gần tắt bếp, thêm bột quế, vỏ chanh, dừa nạo và chà là. Nghiền dâu tây và rưới lên trên.
2. Yến mạch qua đêm
Nguyên liệu
- 100ml sữa hạt hoặc nước
- 2 muỗng canh yến mạch
- Trái cây quả mọng: dâu tây, cherry…
Cách làm
Ngâm yến mạch với sữa hạt hoặc nước qua đêm và để trong ngăn mát tủ lạnh. Sáng hôm sau, thêm một chút trái cây và thưởng thức.
3. Cháo yến mạch rau củ
Nguyên liệu
- 2 muống canh yến mạch
- Cà rốt: nửa củ hoặc 1 củ
- Bông súp lơ: 3 bông
- Thể thêm những loại rau củ yêu thích khác
Cách làm
Lấy yến mạch ngâm trong nước 15 phút, sau đó vắt sạch nước và nấu với lửa vừa. Cà rốt và bông súp lơ cần làm sạch sau đó cắt hạt lựu vừa ăn. Đến khi cháo sôi, cho rau củ đã thái vào nấu chung, dùng thìa khuấy đều để yến mạch không dính vào đáy rồi nêm nếm một ít gia vị cho vừa ăn.
Bình luận của bạn