Người bệnh Parkinson bị đau nhiều hơn trong giai đoạn thuốc không hiệu quả

Người bệnh Parkinson thường được chỉ định dùng thuốc levodopa để kiểm soát triệu chứng run tay chân

Trị run tay ở người trẻ: Hiệu quả hơn nếu tìm đúng nguyên nhân!

Bị run tay phải là dấu hiệu bệnh gì, làm sao để giảm run?

Các bài tập giúp kiểm soát bệnh Parkinson hiệu quả

Chú ý tới dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson khi đi bộ

Levodopa (hay L-DOPA) là một loại thuốc tiêu chuẩn, được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh Parkinson. Levodopa là tiền chất của dopamine - chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của cơ bắp mà người bệnh Parkinson thường bị thiếu hụt. Levodopa có thể được chuyển đổi thành dopamine trong não.

Liệu pháp thay thế dopamine có thể mang lại lợi ích cho người bệnh Parkinson trong nhiều năm. Tuy nhiên, khi dùng thuốc levodopa trong một khoảng thời gian dài (thường là vài năm), nhiều người bệnh Parkinson sẽ dần bị giảm đáp ứng với thuốc. Điều này có nghĩa là thuốc levodopa sẽ mất dần tác dụng trước khi tới thời gian dùng liều thuốc tiếp theo. Do đó, trong giai đoạn thuốc không hiệu quả (off period), các triệu chứng có thể xuất hiện trở lại, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson.

Các nhà khoa học Brazil đã tiến hành nghiên cứu, nhằm đánh giá thời gian thuốc levodopa có hiệu quả cũng như giai đoạn thuốc không hiệu quả. 34 người tham gia nghiên cứu (trong đó có 22 người là nam giới, 12 người là phụ nữ) đều đã được chẩn đoán bệnh ít nhất 4 năm, đang sử dụng thuốc levodopa để điều trị bệnh Parkinson.

Người bệnh Parkinson thường phải dùng thuốc levodopa để kiểm soát triệu chứng

Trong số những người tham gia nghiên cứu, có 1 người chỉ dùng thuốc levodopa, trong khi đó những người còn lại có dùng thêm các loại thuốc khác để hỗ trợ cho levodopa. Cả 34 người đều được yêu cầu ngừng dùng thuốc levodopa trong vòng 24 giờ để đánh giá các triệu chứng trong thời gian thuốc không hiệu quả.

Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là đánh giá tác động của việc ngừng dùng thuốc ở bệnh nhân Parkinson, cũng như mối liên quan của việc ngừng dùng thuốc với các cơn đau.

Cùng với các triệu chứng rối loạn vận động và triệu chứng không ảnh hưởng tới vận động, nhiều người bệnh Parkinson cho biết họ cảm thấy đau trong giai đoạn thuốc không hiệu quả.

Cường độ cơn đau được đo bằng thang điểm từ 1 - 10, trong khi đó mức độ nghiêm trọng của bệnh được đánh giá bằng thang Hoehn and Yahr từ 1 - 5. Trong đó, mức độ 1 có liên quan tới các triệu chứng nhẹ như run tay chân, cứng cơ bắp, chuyển động chậm chạp. Mức độ 5 là giai đoạn bệnh tiến triển nặng, khi người bệnh Parkinson cần phải được hỗ trợ khi thực hiện tất cả các hoạt động thường ngày.

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng bệnh Parkinson trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn thuốc không hiệu quả. Theo đó, trong thời gian thuốc có hiệu quả, không có bệnh nhân nào đạt tới mức 5 (khi người bệnh buộc phải nằm một chỗ hay ngồi xe lăn). Tuy nhiên, trong thời gian thuốc không có hiệu quả, 11,8% số người tham gia đã tiến triển tới mức này.

Có 70% người tham gia cho biết họ gặp phải triệu chứng đau và khó chịu trong giai đoạn thuốc không hiệu quả, với cường độ đau trung bình là 4,2 điểm (so với 2,17 điểm khi thuốc có tác dụng).

Điều này đặc biệt rõ rệt ở nam giới, khi cường độ cơn đau trung bình trong giai đoạn thuốc không hiệu quả là 4,27, trong khi cường độ cơn đau trong giai đoạn thuốc có hiệu quả chỉ là 1,91. Xu hướng này cũng tương tự với nữ giới (4,08 so với 2,67), nhưng các nhà khoa học nhận định số lượng phụ nữ tham gia nghiên cứu quá ít để có thể đánh giá chính xác sự khác biệt này.

Các nhà khoa học cho biết: “Sự gián đoạn việc dùng thuốc ở người bệnh Parkinson có thể gây ra hoặc làm tăng cường độ của các cơn đau đớn, khó chịu, cũng như làm suy giảm chức năng của người bệnh. Nghiên cứu này cũng cho thấy các cơn đau là dấu hiệu cảnh báo bạn cần trao đổi lại với bác sỹ về các loại thuốc điều trị, trước khi hiệu quả của thuốc ngày một xấu đi”.

Trong trường hợp người bệnh bị giảm đáp ứng với thuốc điều trị, các bác sỹ có thể tư vấn lựa chọn điều trị kích thích não sâu để giảm run tay chân.

Vi Bùi H+ (Theo Parkinsonsnewstoday)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. 

Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh