Bệnh Parkinson có nguy hiểm, có ảnh hưởng tới tuổi thọ không?

Bệnh Parkinson không trực tiếp dẫn tới tử vong, nhưng không nên vì vậy mà mất cảnh giác

Run tay sau khi sốt cao ngày nhỏ là bệnh gì?

Người bị run tay vô căn nên ăn gì, kiêng gì?

Câu đằng: Thảo dược giúp hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson

5 bài tập giúp cải thiện giọng nói cho người bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Trên thực tế, Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển chậm. Bệnh gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, phối hợp hành động hay khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Cụ thể, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng sau:

- Run tay chân khi nghỉ ngơi.

- Cử động chậm chạp.

- Cứng khớp.

- Khó giữ thăng bằng, làm tăng nguy cơ té ngã.

- Khiến người bệnh có xu hướng đi lê chân.

- Khó nuốt.

- Suy giảm nhận thức.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Trầm cảm hoặc lo lắng.

- Táo bón.

Người bệnh Parkinson có thể gặp khó khăn khi giữ thăng bằng, dễ bị té ngã hơn

Người bệnh Parkinson có thể gặp khó khăn khi giữ thăng bằng, dễ bị té ngã hơn

Bệnh Parkinson có gây tử vong không?

Bệnh Parkinson không trực tiếp gây tử vong cho người bệnh. Tuy nhên, các triệu chứng của bệnh có thể dẫn tới các yếu tố khác, làm tăng nguy cơ tử vong của người bệnh. Ví dụ, người bệnh Parkinson thường gặp khó khăn để giữ thăng bằng. Bản thân điều này không thể gây tử vong, nhưng chúng có thể khiến người bệnh dễ té ngã, từ đó gặp phải các chấn thương nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Do đó, thay vì nghĩ bệnh Parkinson là “án tử”, bạn có thể xem căn bệnh này như một yếu tố rủi ro có thể kiểm soát được. Chỉ cần kiểm soát được các triệu chứng bệnh Parkinson thông qua việc tập thể dục, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp sản phẩm thảo dược hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị… bạn hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ, từ đó chung sống với bệnh một cách tốt nhất.

Dưới đây là 2 nguyên nhân dẫn tới tử vong phổ biến nhất ở người bệnh Parkinson:

Té ngã

Người bệnh Parkinson có nguy cơ bị té ngã cao hơn người bình thường do các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp, khó giữ thăng bằng… Điều này có thể gây rủi ro vì té ngã có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong, đặc biệt là ở những người trên 65 tuổi.

Để phòng ngừa nguy cơ té ngã, người bệnh Parkinson nên chú ý lắp đặt tay vịn trong nhà, dùng các biện pháp chống trượt ở khu vực cầu thang hay trong phòng tắm.

Viêm phổi

Tình trạng viêm phổi có thể xảy ra do hít phải các dị vật như thức ăn, khiến chúng bị mắc kẹt ở khí quản và gây nhiễm trùng. Điều này thực sự nguy hiểm với người bệnh Parkinson vì họ có triệu chứng khó nuốt, khiến thức ăn dễ “đi lạc” hơn. 

Để cải thiện chứng khó nuốt, người bệnh Parkinson khi uống thuốc nên đặt thuốc ở trung tâm lưỡi, theo chiều dọc rồi uống một ngụm nước để nuốt thuốc xuống trực tiếp cổ họng. Ngoài ra, để giảm tình trạng khó nuốt khi ăn uống, người bệnh cần lưu ý:

 

- Uống đủ nước trong ngày, đặc biệt là trước và sau khi ăn.

- Giảm ăn đường vì đường làm tăng tiết nước bọt.

- Cắt nhỏ, nhai kỹ, ăn chậm.

- Ngồi thẳng ít nhất 15 phút sau khi ăn.

- Súc miệng sau bữa ăn. 

- Ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn nếu cần.

- Tránh các sản phẩm từ sữa vì có thể gây đờm.

- Uống trà với chanh hoặc đồ uống có gas để giúp làm loãng đờm. 

- Kê đầu hơi cao khi ngủ để tránh nghẹn.

Bệnh Parkinson ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ?

Tuổi thọ của một người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như lối sống, chế độ ăn uống, mức độ tập luyện, yếu tố di truyền… của mỗi cá nhân. Với người bệnh Parkinson, nếu có thể kiểm soát tốt tình trạng của mình, kết hợp với việc duy trì lối sống lành mạnh, bạn vẫn có thể yên tâm tuổi thọ của mình sẽ không bị ảnh hưởng.

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện lối sống khoa học, tập luyện hàng ngày, người bệnh nên bổ sung thêm sản phẩm có chứa thiên ma, câu đằng. Đây là "bộ đôi" thảo dược có tác dụng an thần, trấn kinh, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm run tay chân hiệu quả.

Các hoạt chất sinh học trong câu đằng còn có tác dụng ức chế enzyme MAO-B (enzyme thủy phân dopamine trong não bộ), nhờ đó giúp bảo toàn nồng độ dopamine bị thiếu hụt ở người bệnh Parkinson, giúp giảm triệu chứng run tay chân, co cứng cơ ở người bệnh. Bạn nên sử dụng sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Vi Bùi (Theo Parkinsonfoundation)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - hỗ trợ giảm run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh