Té ngã ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Té ngã là một tai nạn khá thường gặp ở người cao tuổi, nhất là ở độ tuổi trên 60.

Bài tập giảm nguy cơ té ngã ở người cao tuổi

Cách duy trì thăng bằng, phòng té ngã cho người bệnh Parkinson

Đái tháo đường khiến chân yếu đi, dễ bị té ngã phải làm sao?

TOP 4 bài tập giúp phòng tránh nguy cơ tai nạn té ngã ở người cao tuổi

Nguyên nhân dẫn đến té ngã ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến té ngã ở người cao tuổi như:

- Thị lực, thính giác và phản xạ của người cao tuổi không còn nhạy bén như khi còn trẻ.

- Một số bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc các vấn đề về tuyến giáp, dây thần kinh, bàn chân hoặc mạch máu có thể khiến người cao tuổi bị choáng váng, chóng mặt và ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng.

- Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ té ngã do chúng gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt hoặc lú lẫn. Thậm chí càng uống nhiều thuốc trị bệnh, người cao tuổi càng có nhiều khả năng bị ngã.

Ngoài ra, điều kiện sống không an toàn (như nhà chật chội, nền trơn, thiếu ánh sáng, khu vực thiếu thông thoáng, đông trẻ em…), hay suy giảm nhận thức, teo cơ khi già đi, huyết áp giảm quá nhiều khi đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi (được gọi là hạ huyết áp tư thế) và các vấn đề về chân (như đau chân, đi giày dép không an toàn) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến té ngã ở người cao tuổi.

Các biện pháp để phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi

Infographic những lưu ý để phòng tránh tẽ ngã ở người cao tuổi theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (National Institutes of Health - NIH).

Infographic những lưu ý để phòng tránh tẽ ngã ở người cao tuổi theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (National Institutes of Health - NIH).

- Trao đổi với bác sỹ về những vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải như: Đang sử dụng những thuốc gì; đã bị té ngã lần nào chưa, bị té ngã trong hoàn cảnh nào, tình trạng thị lực và các bệnh mạn tính kèm theo…

- Hoạt động thể chất thường xuyên, tập những động tác thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng.

- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc luôn có người thân bên cạnh để hỗ trợ.

- Sử dụng đúng kính đeo mắt và mang giầy dép tốt, vừa chân khi đi đứng.

- Sử dụng giày dép chống trơn trượt (loại đế có độ ma sát cao, dễ thoát nước…) để đi trong nhà vệ sinh, nhà tắm.

- Nhìn kỹ lối đi xem có chướng ngại vật. Nếu thấy có vật chướng ngại hãy gọi và chờ nhân viên y tế đến giúp đỡ.

- Ngồi lên giường hay ghế một cách chậm rãi. Nên thật thận trọng nếu đôi khi bị chóng mặt khi đứng lên. Việc chóng mặt khi đứng lên thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ngày nóng bức, sau bữa ăn, hoặc khi cơ thể bị thiếu nước. Trong trường hợp này, hãy ngồi lại và kêu gọi sự giúp đỡ của người thân hoặc nhân viên y tế.

- Khi té ngã hãy bình tĩnh, sau đó nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, gọi thật to để yêu cầu sự giúp đỡ.

- Ngoài ra, cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như đạm, đường, chất béo lành mạnh cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp hạn chế tình trạng loãng xương, yếu cơ, cũng như các bệnh lý mạn tính ở người cao tuổi.

 
Việt An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già