Lưu ý chế độ ăn uống ngày Tết để tránh tăng đường huyết

Ăn uống hợp lý giúp người đái tháo đường tránh nguy cơ tăng đường huyết dịp Tết

Người bệnh đái tháo đường nên uống sữa vào lúc nào?

Uống nước chanh mật ong khi bụng đói có tốt không?

Bị đáo tháo đường ăn táo tàu được không?

Đường huyết tăng không phải chỉ do thực phẩm

Tránh thực phẩm chứa nhiều đường

Ăn thực phẩm chứa lượng đường cao khiến đường huyết tăng nhanh chóng. Do đó, người mắc đái tháo đường cần hạn chế tối đa các loại thức ăn có hàm lượng đường cao trong ngày Tết như bánh chưng, các loại bánh kẹo Tết, mứt, nước ngọt, các loại trái cây ngọt sấy khô (mít, vải, nhãn...), thức ăn chế biến sẵn.

Hạn chế tối đa rượu, bia

Rượu, bia ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, người đái tháo đường nên hạn chế rượu, bia.

Nếu uống chỉ nên uống ít, nên ăn nhẹ và đo đường huyết trước khi uống. Nên uống rượu vang đỏ, tối đa 200ml/ngày. Bia thì mỗi ngày uống không quá 1 lon. Không uống nhiều dẫn đến say rượu. Say rượu và hạ đường huyết khó phân biệt vì thường có biểu hiện giống nhau như mệt, chân tay bủn rủn, đau đầu, chóng mặt… dẫn đến chủ quan không xử trí kịp thời rất nguy hiểm.

Chọn thực phẩm đường huyết thấp

Người đái tháo đường nên ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp trong thực đơn ngày Tết như các loại rau không chứa tinh bột, cà chua, cà rốt (ưu tiên món hấp, luộc, ăn sống), các loại trái cây (táo, chuối, bưởi, mận, lê, kiwi, ổi...), ngũ cốc nguyên hạt vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt giàu chất xơ không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, còn có tác dụng điều hòa và kiểm soát tốt đường huyết.

Ăn đúng giờ và chia nhỏ khẩu phần ăn

Người đái tháo đường nên ăn đúng giờ bất kể ngày thường hay ngày Tết

Người đái tháo đường nên ăn đúng giờ bất kể ngày thường hay ngày Tết

Ngày Tết thường khiến giờ giấc sinh hoạt, ăn uống bị đảo lộn. Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ giờ giấc ăn hợp lý để tránh không làm tăng đường huyết sau bữa ăn và hạ đường huyết lúc xa bữa ăn. Tránh bỏ bữa vì có nguy cơ hạ đường huyết nguy hiểm.

Không ăn quá no, nên chia nhỏ khẩu phần ăn, tránh việc nạp cùng lúc quá nhiều thức ăn sẽ gây ra lượng đường huyết tăng cao. Nên ăn rau trước khi ăn cơm và các thức ăn khác để giảm tốc độ hấp thụ đường.

Theo dõi đường huyết sau khi ăn

Người bệnh đái tháo đường nên tự theo dõi đường huyết bằng máy tại nhà, ghi lại và đánh giá các trị số đường huyết đo được cũng như các thức ăn trong ngày. Khi hoạt động nhiều hoặc ăn nhiều loại thực phẩm khác chế độ ăn thông thường, người bệnh nên tăng số lần kiểm tra đường huyết để chắc chắn mức đường huyết đang ở mức an toàn.

Ngoài ra, để tránh tăng đường huyết trong dịp Tết Nguyên đán, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng giữ nếp sinh hoạt như ngày thường, luyện tập nhẹ nhàng và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, kiểm tra và chăm sóc bàn chân hàng ngày.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng