Thực phẩm không phải là yếu tố duy nhất làm tăng đường huyết
Đường huyết 110mg/dL có bị đái tháo đường không?
Đường huyết 7mmol/L dùng TPBVSK Hộ Tạng Đường được không?
Bị đáo tháo đường ăn táo tàu được không?
Mẹo ăn uống giúp bạn no lâu hơn
Căng thẳng mạn tính
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng hormone cortisol giúp cơ thể kiểm soát và giảm căng thẳng. Cortisol gây ra những thay đổi trong lưu lượng máu của chúng ta và kích thích gan sản xuất glucose nhằm cung cấp năng lượng cho cơ bắp và tăng cường năng lượng tự nhiên cho cơ thể để phản ứng với stress.
Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, hay căng thẳng mạn tính, việc thường xuyên giải phóng cortisol và kích thích sản xuất glucose có thể làm tăng dần lượng đường trong máu và insulin tăng cao mạn tính. Tình trạng này nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều hệ lụy như kháng insulin kéo dài, nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2 cũng như các vấn đề khác.
Do đó, bạn cần ưu tiên chăm sóc bản thân, ngủ ngon và tập thể dục thường xuyên để chống lại tác động của căng thẳng mạn tính. Ngoài ra, thêm một số thực phẩm giàu magne và omega-3 có thể giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát với căng thẳng.
Ngủ kém
Cơ thể coi việc thiếu ngủ là một tác nhân gây căng thẳng và cũng phản ứng lại bằng cách giải phóng hormone cortisol. Một đêm ngủ không ngon giấc cũng có thể làm gián đoạn hormone kiểm soát thèm ăn (ghrelin và leptin) khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường trong ngày dẫn đến tăng đường huyết. Đường huyết tăng có thể làm giảm chất lượng và thời lượng giấc ngủ, từ đó tạo thành một vòng lặp.
Vì vậy, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc cũng như chú ý các biện pháp vệ sinh phòng ngủ, giường ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi đêm.
Bị cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, cơ thể sẽ phản ứng với bệnh như phản ứng với một tác nhân gây căng thẳng. Cơ thể giải phóng các hormone giúp kiểm soát căng thẳng và chống lại bệnh tật. Là một phần trong cơ chế này, glucose được giải phóng vào máu, khiến lượng đường trong máu cao hơn.
Vì vậy, khi bị cảm lạnh hay ốm nói chung, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, uống đủ nước, chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Ít vận động
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để tăng độ nhạy insulin và ổn định lượng đường trong máu. Trong khi tập thể dục, cơ thể bạn đốt cháy glycogen - dạng dự trữ của glucose trong cơ bắp.
Ngược lại, việc thiếu hoạt động thể chất kéo dài có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Một nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy chỉ 3 ngày không vận động đã làm tăng lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh.
Ngoài ra, tập thể dục cũng là cách giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ - 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn không nên ngồi hay nằm quá nhiều (trừ khi bị ốm hoặc chấn thương). Bạn không cần thiết phải mất quá nhiều sức lực cho tập luyện, đi dạo, làm việc nhà, làm vườn... Đặt mục tiêu tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Chu kỳ kinh nguyệt
Nội tiết tố kiểm soát các yếu tố trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, như hormone estrogen và progesterone. Sự dao động của các hormone này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Lượng đường huyết do đó có sự thay đổi trong các giai đoạn của chu kỳ. Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy mức đường huyết tăng cao ở phụ nữ ngay trước chu kỳ kinh nguyệt (điều này có thể do sự sụt giảm nhanh chóng của estrogen và progesterone).
Mặc dù sự dao động đường huyết này là bình thường, nhưng nếu lượng đường trong máu tăng cao khiến bạn lo lắng, bạn nên chú trọng hơn vào việc kiểm soát chế độ ăn uống và tập thể dục trước kỳ kinh nguyệt góp phần ổn định đường huyết.
Bình luận của bạn