Lựa chọn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có tâm và kinh nghiệm chuyên môn cao là mối quan tâm của nhiều người có ý muốn thay đổi ngoại hình.
Lưu ý khi phẫu thuật thẩm mỹ ở tuổi trung niên
"Người trong nghề" bật mí 4 loại hình phẫu thuật thẩm mỹ được ưa chuộng
Cách làm đầy rãnh cười đơn giản không cần phẫu thuật
Thèm khát phẫu thuật thẩm mỹ tố cáo bạn mắc căn bệnh này
Người Hàn Quốc thường "thay" bộ phận nào trên cơ thể?
Đảm bảo bác sĩ phẫu thuật được chứng nhận về chuyên môn
Bạn nên tìm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có bằng cấp chuyên môn chính quy; tham gia các khóa đào tạo được công nhận chính thức; nhận nhiều bằng khen về lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Điều quan trọng là vị bác sĩ đó phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng nhận đủ điều kiện hành nghề và được cấp phép hoạt động.
Xem xét kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật
Hãy tìm một bác sĩ có kinh nghiệm, được nhiều khách hàng tin tưởng và quan tâm trước quyết định thay đổi ngoại hình của mình. Đừng ngần ngại hỏi xem vị bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ mà bạn cân nhắc lựa chọn đã điều trị cho bao nhiêu bệnh nhân, hay tần suất họ thực hiện loại phẫu thuật mà bạn đang xem xét.
Chọn bác sĩ phẫu thuật có gu thẩm mỹ thu hút bạn
Tất cả chúng ta đều biết rằng những gì người này cho là đẹp có thể lại không hấp dẫn đối với người khác. Vì vậy, bạn cần xem xét kỹ kết quả của các ca phẫu thuật mà bác sĩ đã thực hiện trước đó để xem gu thẩm mỹ của họ có phù hợp với bạn không.
Bạn có thể tham khảo cách xác định gu thẩm mỹ của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thông qua yêu cầu xem ảnh so sánh trước và sau phẫu thuật của các bệnh nhân đã được bác sĩ thực hiện can thiệp dao kéo trước đó. Điều cần thiết là chú ý sát sao đến những bệnh nhân có cấu trúc và đặc điểm ngoại hình tương tự với bạn và ở độ tuổi của bạn. Điều này có thể giúp bạn xác định sự nhất quán, ổn định trong tay nghề của vị bác sĩ phẫu thuật đó đối với tất cả bệnh nhân đã thực hiện dịch vụ mà bạn đang cân nhắc. Đồng thời, qua đó bạn cũng có thể xem xét kết quả của họ có phản ánh phần nào thành quả bạn muốn đạt được sau cuộc phẫu thuật hay không.
Ví dụ khi bạn muốn thực hiện nâng mũi, hãy tìm kiếm những bệnh nhân có dáng mũi tương tự bạn. Những khách hàng có đặc điểm ngoại hình và mối quan tâm giống bạn trong các hình ảnh trước sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bác sĩ thực hiện quy trình phẫu thuật cho họ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu hơn về gu thẩm mỹ của bác sĩ thông qua công nghệ mô phỏng 3D dự đoán kết quả phẫu thuật hiện đang vô cùng phổ biến tại các cơ sở thẩm mỹ. Công nghệ này cho phép xem trước tạo hình hoàn chỉnh của bộ phận cần thay đổi sau khi thực hiện phẫu thuật. Hình ảnh 3D không những giúp khách hàng biết rõ được tình trạng hiện tại mà còn xem trước được tiềm năng kết quả phẫu thuật thẩm mỹ của bản thân như: Dáng mũi, dáng cằm, vòng 1, vòng 2, vòng 3,…
Đánh giá phong cách giao tiếp của bác sĩ
Phẫu thuật là một vấn đề lớn giúp bạn có cho mình một diện mạo mới. Bạn cần cảm thấy thoải mái với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của mình và đội ngũ tư vấn hỗ trợ. Trong quá trình tư vấn thăm khám ban đầu, hãy đặt câu hỏi và thảo luận về sở thích cũng như nhu cầu thẩm mỹ của bạn. Hãy lựa chọn một bác sĩ có thể sẵn sàng lắng nghe bạn, trả lời các câu hỏi của bạn theo cách bạn có thể hiểu và tôn trọng quyết định của mình. Bác sĩ phẫu thuật mà bạn chọn lựa nên là người quan tâm và đem lại sự tin tưởng, thoải mái cho bạn khi trò chuyện và khiến bạn không ngần ngại chia sẻ về bệnh sử của mình.
Trong quá trình tư vấn, bạn nên tìm một bác sĩ phẫu thuật có thể đáp ứng một số tiêu chí sau:
- Dành thời gian cho cuộc hẹn tư vấn với bạn và không hối thúc bạn
- Cụ thể hóa và thực tế về kết quả dự đoán của ca phẫu thuật
- Không cố gắng chào mời bạn bất kỳ cuộc phẫu thuật bổ sung không cần thiết nào
- Trả lời đầy đủ tất cả các thắc mắc của bạn một cách rõ ràng và dễ hiểu
Đảm bảo bác sĩ thực hiện phẫu thuật tại cơ sở thẩm mỹ được cấp phép và hoạt động đúng phạm vi
Sự an toàn của bạn trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ gây mê và cơ sở phẫu thuật. Điều đầu tiên bạn cần xem xét đó là cơ sở thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ có được chứng nhận và cấp giấy phép hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền hay không.
Các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ như các thẩm mỹ viện do UBND quận/huyện quản lý, cấp giấy phép kinh doanh chỉ được thực hiện xăm, phun, thêu trên da; tuyệt đối không được phép làm các dịch vụ can thiệp nào khác, ngay cả xăm, phun trên da có dùng thuốc gây tê dạng tiêm.
Các phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ được cấp phép làm các dịch vụ như: tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai, nhưng không được phẫu thuật.
Các phẫu thuật tạo hình như: nâng ngực; thu nhỏ quầng vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể bắt buộc phải được thực hiện tại các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ.
Hỏi rõ bác sĩ về quá trình chăm sóc, theo dõi hậu phẫu
Cần lưu ý rằng, thời gian sau ca phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn, theo dõi và chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Hãy cẩn thận hỏi bác sĩ về các lần tái khám hậu phẫu; cách xử lý các biến chứng và chính sách của bệnh viện/phòng khám nếu cần phải chỉnh sửa lại; hay điều gì xảy ra nếu có sự cố hoặc nếu bạn không hài lòng với kết quả phẫu thuật.
Đồng thời, tham khảo bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về những điều cần làm và nên tránh cũng như những thay đổi trong sinh hoạt sau này. Nếu vị bác sĩ mà bạn đang cân nhắc có thể giái đáp được trọn vẹn và tỉ mỉ tất cả những thắc mắc nêu trên, người đó có thể là sự lựa chọn an toàn và phù hợp cho bạn.
Bình luận của bạn