Nhiều hình thức phẫu thuật thẩm mỹ giúp người ở tuổi trung niên cải thiện vẻ ngoài trẻ trung hơn
"Người trong nghề" bật mí 4 loại hình phẫu thuật thẩm mỹ được ưa chuộng
Cách làm đầy rãnh cười đơn giản không cần phẫu thuật
"Vòng một" của phái đẹp thay đổi thế nào khi quan hệ tình dục?
Thói quen ăn uống cản trở quá trình "độ dáng" của bạn
Biến chứng khi phẫu thuật thẩm mỹ
Ngành phẫu thuật tạo hình (plastic surgery) trên thế giới nói chung và ở Đông Á, trong đó có Việt Nam nói riêng đang phát triển rất mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Ngoài mục đích phẫu thuật làm đẹp, còn một mảng khác là phẫu thuật tái tạo cấu trúc (nhằm cải thiện chức năng và đem đến một ngoại hình bình thường cho phần cơ thể bị tổn thương). Bài viết này chỉ đề cập tới phẫu thuật thẩm mỹ, với những hình thức phổ biến như nâng mũi, căng da mặt hay chỉnh sửa những dấu hiệu xuống cấp do tuổi tác.
Đã là phẫu thuật chắc chắn có những biến chứng nhất định và điều này là không thể tránh khỏi. Những nguy cơ phổ biến khi phẫu thuật thẩm mỹ gồm: Nhiễm trùng, chảy máu, để lại sẹo, đau đớn, tổn thương tổ chức thần kinh xung quanh, nguy cơ hình thành cục máu đông...
Một số yếu tố sau có thể khiến vết thương khó lành, tăng nguy cơ gặp biến chứng khi phẫu thuật thẩm mỹ:
- Bệnh tim mạch: Người có bệnh nền tim mạch đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí là tử vong do cục máu đông.
- Đái tháo đường: Không chỉ dễ gặp tai biến tim mạch, người mắc đái tháo đường có vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng.
- Tăng huyết áp: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong là những biến chứng nguy hiểm với người mắc tăng huyết áp.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao: Người có BMI cao tương đương với thể trạng thừa cân, béo phì. Tình trạng này dễ dẫn đến những biến chứng đường thở khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật, người bệnh cũng có nguy cơ hình thành cục máu đông, nhiễm trùng, tốc độ hồi phục chậm.
- Người hút thuốc lá: Khói thuốc giảm lưu lượng oxy tới các cơ quan trong cơ thể, khiến các mô dễ hoại tử, nguy cơ nhiễm trùng cao. Tác dụng của thuốc dùng trong phẫu thuật cũng bị suy giảm đáng kể khi bệnh nhân nghiện thuốc lá, nghiện chất kích thích.
Nguy cơ biến chứng tăng cùng tuổi tác
Thống kê cho thấy, độ tuổi trung bình của người tìm tới phẫu thuật thẩm mỹ là 40-54 tuổi. Tại Mỹ, trong năm 2020, có tới hơn 4 triệu người ngoài 55 tuổi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Trên thị trường cũng có vô vàn hình thức thẩm mỹ được "nhắm tới" đối tượng là người trung niên, có nhu cầu trẻ hóa, giữ nét thanh xuân.
Tuy nhiên, tuổi tác tăng cao cũng kéo theo nguy cơ mắc các bệnh mạn tính kể trên như đái tháo đường, tăng huyết áp. Cơ thể người tuổi trung niên cũng đã trải qua những thay đổi đáng kể, dẫn tới vết thương lâu lành, nguy cơ biến chứng tăng:
- Cơ bắp: Khối tượng cơ bắp giảm, cơ yếu đi, khả năng phục hồi cũng giảm.
- Dây thần kinh: Nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh gia tăng, trong khi khả năng dẫn truyền lại giảm, phục hồi kém.
- Xương và dây chằng: Nguy cơ loãng xương, gãy xương tăng cao, đồng thời dễ bị cứng khớp.
- Chất béo: Tỷ lệ chất béo dưới da giảm dần, tái phân bố đến những vị trí khác người trẻ tuổi.
- Da: Da mỏng và khó lành, lưu thông máu tới da kém.
Hiệu quả sau phẫu thuật cũng có thể không lâu dài khi tuổi tăng cao. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ cũng giúp nhiều người tự tin hơn, có cuộc sống hạnh phúc hơn, có cơ hội tốt hơn trong công việc và cuộc sống. Với những mặt lợi – hại kể trên, người ở tuổi trung niên và có bệnh lý nền cần trao đổi kỹ càng với bác sỹ trước khi quyết định "trùng tu" nhan sắc.
Khách hàng phẫu thuật thẩm mỹ nên tìm hiểu kỹ càng về cơ sở y tế, kinh nghiệm của phẫu thuật viên, điều kiện cơ sở vật chất cũng như việc chăm sóc hậu phẫu… Thủ thuật tiêm, bơm chất lỏng vào cơ thể cũng cần phải được thực hiện bởi người có chuyên môn y tế và chứng chỉ hành nghề.
Bình luận của bạn