7 dưỡng chất giúp tim khỏe mạnh

Làm thế nào để tim hoạt động khỏe mạnh?

5 nguyên nhân gây bệnh thận ở phụ nữ sau tuổi 30

Thực phẩm giúp phụ nữ phòng bệnh tim mạch

Tại sao rung nhĩ là bệnh tim nhưng có thể gây biến chứng lên não?

Vấn đề sức khỏe phụ nữ thường gặp sau tuổi 40 và cách kiểm soát

Acid béo omega-3

Omega-3 là chất béo không bão hòa đa có tác dụng giảm chất béo trung tính (loại chất béo phổ biến nhất trong cơ thể), giảm viêm, đột quỵ và các bệnh về tim. Dưỡng chất này cũng hỗ trợ duy trì chức năng tim mạch, điều chỉnh lượng cholesterol và giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

Thực phẩm chứa nhiều omega-3 gồm quả óc chó, hạt chia, cá, dầu hạt lanh và dầu hạt cải. Bổ sung từ chế độ ăn uống cần bạn duy trì sự liên tục và đều đặn. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo sử dụng viên nang bố sung acid béo omega-3.

Magne

Theo nghiên cứu, magne giúp hạ huyết áp xuống 12 điểm. Đây là một trong 3 vi khoáng chất (cùng với calci và kẽm) chịu trách nhiệm cho khoảng 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu magne có thể dẫn đến co cơ, chuột rút, co giật, nhịp tim bất thường, thay đổi tính cách và co thắt mạch vành.

Hạt điều, hạnh nhân và các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa là một số nguồn giàu magne. Nếu bạn thấy khó khăn trong việc kiểm soát lượng magne nạp vào từ ăn uống, bạn có thể dùng chất bổ sung magne.

Dầu gan cá tuyết (Cod liver oil)

Loại dầu gan cá này giàu các chất chống oxy hóa, các chất béo lành mạnh và khoáng chất giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, giảm viêm và giảm mỡ gan. Dầu gan cá tuyến còn giúp ích trong phát triển và duy trì xương và răng khỏe mạnh. Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi dùng.

Folate (Acid folic)

Folate còn được gọi là vitamin B9, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ ở nhiều người. Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc, phương pháp điều trị hoặc liệu pháp nào đó, thì việc bổ sung folate không thể hiệu quả. Do đó, bạn nên chia sẻ cho chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung folate.

Các loại rau, đậu và trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp folate dồi dào. Ngoài ra, bạn có thể dùng chất bổ sung folate ở dạng viên nang hoặc các loại khác.

Chiết xuất hạt nho

Chiết xuất hạt nho chứa chất chống oxy hóa mạnh

Chiết xuất hạt nho chứa chất chống oxy hóa mạnh

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, chiết xuất hạt nho là dạng thực phẩm nên đưa vào thói quen ăn uống của bạn do chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp hạ huyết áp. Theo một nghiên cứu, bổ sung khoảng 100-800mg chiết xuất hạt nho mỗi ngày trong 8-16 tuần có thể giúp duy trì huyết áp ổn định ở người đang có triệu chứng hoặc đang bị tiền tăng huyết áp.

Vitamin tổng hợp

Còi xương và suy dinh dưỡng, bệnh tê phù beriberi (do thiếu vitamin B1), bệnh scurvy (bệnh của máu do thiếu vitamin C), bệnh viêm da pellagra... là một số ví dụ điển hình khi thiếu vitamin. Bổ sung vitamin tổng hợp có thể cải thiện tình trạng này.

Bữa ăn nên có nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, protein. Bổ sung các vitamin từ ăn uống tốt cho sức khỏe, nhưng có thể không đủ với nhu cầu cơ thể. Cân nhắc việc sử dụng sản phẩm thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp.

Ashwagandha

Còn được gọi là nhân sâm Ấn Độ. Những người bị tăng huyết áp rất cần những thực phẩm có tác dụng làm dịu. Thực phẩm bổ sung chứa ashwagandha giúp giảm sự căng thẳng về thể chất và tinh thần, làm dịu não bộ, giảm sưng tấy, hạ huyết áp,  cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tim.

Lưu ý: Ngoài bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, một lối sống khoa học cũng rất quan trọng để tim khỏe mạnh. Việc ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh, thói quen ngủ không khoa học, sự căng thẳng, ít vận động, sự chủ quan về các vấn đề sức khỏe là những yếu tố gây hại cho sức khỏe tim.

 
Nguyễn Thanh (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch