Quercetin có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là hành tím, măng tây
4 tác dụng của cá hồi đối với hệ miễn dịch
11 lợi ích của húng tây: Kháng khuẩn, chống trầm cảm, tăng cường miễn dịch
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ trước thềm năm học mới
Thực phẩm giúp bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch
Quercetin là gì, có lợi ích gì?
Quercetin là một sắc tố thực vật (flavonoid) thường được tìm thấy trong các loại rau củ và trái cây. Giống như các chất flavonoid khác, quercetin hoạt động như một chất chống oxy hóa, có nhiệm vụ chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
Quercetin cũng giúp ngăn chặn tình trạng viêm - nguyên nhân gây ra các tổn thương do stress oxy hóa và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như các bệnh ung thư, bệnh tim mạch và Alzheimer.
Ăn các thực phẩm giàu quercetin giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm hiệu quả
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra quercetin có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng, giúp tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên. Theo đó, quercetin có thể hoạt động như prebiotic - thức ăn cho nhiều loại lợi khuẩn đường ruột.
Nhiều chuyên gia cho biết, quercetin cũng giúp làm tăng tác dụng của vitamin C, giúp ngăn các tế bào mast (dưỡng bào) hoạt động quá mức và tiết ra histamine khi cơ thể bị viêm. Quercetin cũng giúp đưa kẽm vào tế bào, nơi kẽm có thể phát huy khả năng kháng virus, giảm thiểu sự nhân lên của các virus gây bệnh.
Bạn nên bổ sung bao nhiêu quercetin/ngày?
Trung bình, một người có thể nhận được từ 5 - 40mg quercetin thông qua chế độ ăn thường ngày. Tuy nhiên, nếu có thói quen ăn nhiều rau củ, trái cây, bạn có thể nhận được từ 200 - 500mg quercetin.
Đa số các sản phẩm bổ sung quercetin cũng như các nghiên cứu về lợi ích của dưỡng chất này đã đưa ra liệu khuyến nghị trong khoảng từ 500 - 1.000mg/ngày.
Các thực phẩm giàu quercetin bạn có thể thêm vào bữa ăn thường ngày
Quercetin có nhiều trong các loại thực phẩm như trái cây, rau củ, các loại hạt và quả hạch. Ngoài ra, dưỡng chất này cũng có trong một số loại thảo dược như ginkgo biloba (bạch quả), cây ban Âu (St. John's Wort)…
Dưới đây là một số thực phẩm giàu quercetin bạn có thể thêm vào chế độ ăn thường ngày: Hành tím, hẹ, táo đỏ, nho, các loại quả mọng, cherry (anh đào), hành lá, cải xoăn (kale), cà chua hữu cơ, bông cải xanh, mầm cải Brussels, bắp cải, trái cây họ cam quýt, ớt chuông (xanh và vàng), hạnh nhân, hạt dẻ cười, măng tây, trà xanh, trà đen…
Bình luận của bạn