- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Thưởng thức buffet sao cho đảm bảo an toàn thực phẩm?
Nấu ăn dễ dàng với bếp từ
Mẹo rửa rau củ quả giúp tránh ngộ độc thực phẩm
Kiểm tra an toàn thực phẩm không thể chỉ dựa vào khứu giác
Vì sao ngộ độc thực phẩm thường xảy ra nhiều hơn và nặng hơn vào mùa Hè?
Buffet là hình thức ăn uống có nguồn gốc từ phương Tây. Trong tiếng Pháp, từ “buffet” có nghĩa là “tiệc đứng” hay “tự do”. Trong buổi tiệc buffet, thức ăn được đặt ở khu vực chung, thực khách sẽ tự lấy thức ăn tùy thích và thưởng thức. Đây cũng là hình thức ăn trả tiền trọn gói, không phân biệt bạn ăn số lượng bao nhiêu hay ăn món gì. Vì thế, tâm lý của đa phần người ăn buffet là ăn “xả láng”, thử càng nhiều món càng tốt.
Cũng chính vì đặc thù này, mô hình buffet cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm. Thực khách và người tổ chức nhà hàng cần lưu ý những nguy cơ sau:
Lây nhiễm chéo

Nhiều món ăn bày sát nhau là môi trường dễ xảy ra lây nhiễm chéo
Một trong những mối lo lớn nhất tại tiệc buffet là tình trạng lây nhiễm chéo, khi vi khuẩn, virus hoặc chất gây dị ứng được truyền từ món ăn này sang món ăn khác.
Khi ăn buffet, bạn sẽ nhìn thấy hàng chục món ăn bày sát nhau, thực khách tự phục vụ, dùng chung dụng cụ. Nhiều món ăn được “phơi” ra không khí trong thời gian dài. Chỉ cần một món chưa nấu chín kỹ, một người hắt hơi lên đồ ăn, hoặc khách không có kinh nghiệm tự tay gắp thức ăn đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm và ảnh hưởng đến hàng chục người.
Nhà hàng cũng khó giám sát và đảm bảo mọi khách hàng đều tuân thủ quy tắc vệ sinh thực phẩm.
Dị ứng thực phẩm
Cũng từ thực tế trên, các món ăn trong tiệc buffet cũng là nguy cơ với người bị dị ứng thực phẩm. Ví dụ, một chiếc kẹp dùng trong món salad có chứa hạt, rồi lại được đặt vào món không chứa hạt, cũng đủ để gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Dù đã có ý thức phòng tránh, nhưng trong bữa tiệc đông đúc, sự cố là khó tránh khỏi.
Để giảm nguy cơ này, các nhà hàng buffet nên ghi rõ thông tin thực phẩm dễ gây dị ứng trên bảng tên món ăn. Sử dụng dụng cụ riêng biệt cho từng loại thực phẩm, tách riêng khu vực món ăn không dị ứng. Đào tạo nhân viên và phục vụ về nguy cơ dị ứng và rủi ro lây nhiễm chéo.
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm

Các món ăn tại buffet cần được giữ nóng trên 63°C hoặc làm lạnh dưới 8°C để ngăn vi khuẩn phát triển
Một trong những thách thức lớn về an toàn thực phẩm tại buffet là kiểm soát nhiệt độ. Vi khuẩn có hại sinh sôi rất nhanh trong khoảng nhiệt độ được gọi là "vùng nguy hiểm", từ 8 đến 63°C. Nếu thực phẩm nằm trong mức nhiệt này quá lâu, đó sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Salmonella thường có trong thịt gia cầm chưa chín, trứng và sản phẩm từ sữa. Vi khuẩn này có thể gây tiêu chảy, sốt, đau bụng và dễ phát triển nếu thực phẩm nóng không được giữ đủ nhiệt độ an toàn. E.coli thường có trong thịt bò tái và rau sống. Listeria, trong đồ ăn lạnh như phô mai mềm, pate, thịt nguội, là mầm bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có miễn dịch yếu.
Theo khuyến cáo, món ăn nóng phải được giữ trên 63°C không quá 2 giờ, món lạnh thì giữ dưới 8°C và dùng hết trong vòng 4 giờ. Sau thời gian đó, thực phẩm nên được bỏ đi thay vì trộn chung với mẻ mới. Tuy nhiên, tại nhiều buffet, thức ăn thường để ở nhiệt độ phòng hàng giờ liền, có khi không có đủ thiết bị làm nóng/làm lạnh. Đáng tiếc là trong các nhà hàng buffet đông khách, các biện pháp này khó được đảm bảo.
Bữa tiệc buffet an toàn phụ thuộc vào quy trình của nhà hàng và ý thức của thực khách. Do đó, người tổ chức tiệc buffet cần giữ món ăn nóng hổi hoặc làm lạnh đúng cách. Chuẩn bị dụng cụ gắp riêng, sạch sẽ cho mỗi món. Nhân viên nên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay mới thực phẩm.
Thực khách nên rửa tay sạch trước khi vào tiệc. Nếu cảm thấy nghi ngờ món ăn không rõ nguyên liệu, không có thông tin giới thiệu hoặc có dấu hiệu trộn lẫn với món khác hay, kém tươi ngon, tốt nhất nên bỏ qua.
Bình luận của bạn